Có nên tận dụng các gầm cầu cạn làm bãi đỗ xe?

Trước nhu cầu về bãi trông giữ xe ngày một gia tăng, mới đây, tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Đường bộ, một số đại biểu Quốc hội đã đề xuất sử dụng gầm cầu cạn làm bãi đỗ xe.

Bài toán giao thông tĩnh ở các đô thị lớn như Hà Nội hay TP. HCM những năm gần đây ngày càng trở nên hóc búa khi mà tốc độ gia tăng phương tiện ô tô ngày càng nhanh, còn quỹ đất dành cho giao thông tĩnh thì gần như không phát triển.

Vỉa hè, lòng đường, đâu đâu cũng có thể phát hiện những vi phạm dừng đỗ xe sai quy định. Thực tế cho thấy, tại Hà Nội, quỹ đất cho giao thông tĩnh chỉ đạt 10%, 90% chỗ dừng đỗ là do người dân tự tìm.

Tại Hà Nội, 90% chỗ dừng đỗ ô tô là do người dân tự tìm.

Anh Nguyễn Văn Toàn (trú tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) chia sẻ: "Nói thật là bây giờ để tìm được một chỗ đỗ xe phù hợp gần nhà là thật sự khó khăn. Vì chỗ tôi ở gần như không có một bãi đỗ xe nào đủ điều kiện an toàn".

Với ông Phùng Minh Chiến (trú tại phường Kim Giang, quận Hoàng Mai): "Trước đây người mua chung cư thu nhập thấp toàn đi xe máy, thì thấy không có chỗ đỗ ô tô cũng được. Nhưng giờ kinh tế phát triển, nhiều nhà trong những khu này có xe nên tình huống trở nên phức tạp vì giờ không có chỗ đỗ ô tô".

Nhiều giải pháp đã được Hà Nội triển khai nhằm giải quyết nhu cầu của người dân như cấp phép đỗ xe trên vỉa hè hay cấp phép cho đỗ xe cả dưới lòng đường dù đường rất chật hẹp. Tuy nhiên, những giải pháp tạm thời này vẫn không thể lấp đầy khoảng cách giữa quỹ đất cho giao thông tĩnh và số lượng phương tiện.

Trước thực tế đó, tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Đường bộ mới đây, một số đại biểu Quốc hội đã đề xuất sử dụng gầm cầu cạn làm bãi đỗ xe.

Ông Hà Phước Thắng, Phó trưởng đoàn chuyên trách doàn đại biểu Quốc hội TP. HCM cho rằng: "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc khai thác, sử dụng gầm cầu đường bộ, phần không gian dưới dạ cầu cạn đối với các hệ thống đường bộ do địa phương chịu trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo trì để làm bãi đỗ xe, đường giao thông, kho chứa vật tư phục vụ bảo trì công trình đường bộ và các hoạt động khác phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và không được làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu của công trình đường, đường bộ, cầu, đảm bảo về phòng, chống cháy nổ và không gây mất trật tự an toàn giao thông".

Việc tận dụng không gian gầm cầu dành cho giao thông tĩnh đã được áp dụng từ lâu tại một số đô thị lớn.

Việc tận dụng không gian dưới gầm cầu dành cho giao thông tĩnh, đã được áp dụng từ lâu tại một số công trình cầu cạn tại các đô thị lớn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đô thị, việc luật hóa quy định này trong Luật Đường bộ cần hết sức thận trọng.

Theo kiến trúc sư Ngô Doãn Đức, Chủ tịch Liên đoàn Tư vấn Kiến trúc, Hội Kiến trúc sư Việt Nam: "Cái nguy hiểm của nó là những chỗ ra vào đó lại nằm ở những nút giao thông. Người đỗ ra vào sẽ dễ xung đột. Việc này nếu tạm thời thì chúng ta có thể chia sẻ, tuy nhiên, không thể kéo dài 5 năm 10 năm. Đây là tận dụng chứ không phải sử dụng".

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, chuyên gia quy hoạch đô thị, cho hay: "Yếu tố số một là yếu tố an toàn. Yếu tố thứ hai là về mặt kinh tế. Chúng ta thấy rằng có lợi ích rất là nhiều, nhưng mà nếu cho không cái không gian đó để mà thu phí với giá tượng trưng thì tôi cho rằng đây là điều rất nguy hiểm".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.

Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.

Sáng 22/12, đoạn qua ngã tư đèn đỏ trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), một chiếc xe Mercedes màu trắng phóng nhanh đã lao thẳng lên dải phân cách giữa đường, tông đổ biển báo.

Công an huyện Thanh Oai vừa phát hiện và kịp thời ngăn chặn nhóm đối tượng tự chế và sử dụng pháo nổ.

Từ ngày 1/1/2025, Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống. Thời gian này lực lượng Công an đã và đang nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động người dân chủ động giao nộp vũ khí, vật liệu nổ.