Có nên trừ điểm lái xe vi phạm giao thông?

Trước tình trạng vi phạm TTATGT diễn biến hết sức phức tạp, xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng gây thiệt hại to lớn về người và tài sản, Bộ công an đã đề xuất quy định về điểm và trừ điểm GPLX.

Quy định trừ điểm GPLX trên thế giới và Việt Nam

Nhiều ý kiến cho rằng quy định này là cần thiết và nên được sớm triển khai. Thực tế trên thế giới nhiều quốc gia đã áp dụng biện pháp này và Việt Nam cũng từng có thời gian thí điểm.

Tại Trung Quốc, nếu người vi phạm bị trừ 12 điểm trong 1 năm thì bị treo bằng. 

Tại Đức,… người dân nước này chỉ cần chạm ngưỡng phạt 8 điểm là đã bị tịch thu bằng lái và những điểm phạt này tồn tại rất lâu trên hệ thống dữ liệu (lưu trữ trên hệ thống)…

Tại Anh, hệ thống điểm bằng lái được quy định trong Luật Xử lý vi phạm giao thông đường bộ, áp dụng từ năm 1988…

Ở Việt Nam, tháng 2/2003, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai địa phương đầu tiên thí điểm “bấm lỗ” đánh dấu trên giấy phép lái xe của những người vi phạm luật giao thông có mức xử phạt từ 200.000 đồng trở lên. GPLX có 3 lỗ bấm sẽ hết giá trị sử dụng và bị thu hồi một năm.

Đến năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 152/2005/NĐ-CP quy định: Nếu giấy phép lái xe bị đánh dấu 2 lần vi phạm thì phải thi lại Luật Giao thông đường bộ khi đổi giấy phép lái xe; nếu bị đánh dấu 3 lần vi phạm thì giấy phép lái xe hết giá trị sử dụng, người lái xe phải thi lại Luật Giao thông đường bộ và thực hành lái xe để được cấp giấy phép lái xe mới. Tuy nhiên, sau nhiều ý kiến tranh cãi, đến năm 2007, quy định này đã bị bãi bỏ.

Việt Nam từng có quy định bấm lỗ bằng lái khi vi phạm Luật giao thông

10 năm sau, năm 2017, Công an TP Hà Nội kiến nghị Bộ Công an chủ trì cấp và tích hợp điểm số trên giấy phép lái xe. Khi người điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông, điểm trên giấy phép lái xe sẽ bị trừ theo lỗi vi phạm tương ứng. Đến năm 2020, khi xây dựng Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (tiền thân của Dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ), Bộ Công an cũng đã đưa quy định trừ điểm giấy phép lái xe với người vi phạm giao thông. Tuy nhiên tại Dự thảo 4 Luật trật tự, an toàn giao thông ngày 31/8/2023, Ban soạn thảo đã lược bỏ quy định này.

Xung quanh đề xuất trừ điểm GPLX của Bộ Công an 

Có thể thấy việc quy định điểm hay trừ điểm GPLX với người vi phạm giao thông không phải mới được đề xuất hay chưa từng được thực hiện ở VN hay trên thế giới. Đây có thể sẽ là cơ sở nền tảng để đề xuất lần này của Bộ Công an được thực thi.

Với khoảng 3 triệu trường hợp vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông mỗi năm và số lượng các vụ tai nạn giao thông vẫn đang ở mức cao mà nguyên nhân chủ yếu do lỗi của người lái xe không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ, thì việc quy định điểm, trừ điểm giấy phép lái xe nhận được sự quan tâm từ phía đông đảo các tầng lớp xã hội.

Theo phương án đề xuất lần này của BCA, mỗi giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm/năm. Mức trừ điểm cụ thể mỗi lần vi phạm sẽ được quy định cụ thể. Trường hợp giấy phép lái xe còn điểm sau một năm từ lần trừ điểm gần nhất, lái xe sẽ được phục hồi số điểm ban đầu. Trường hợp bị trừ hết điểm, giấy phép lái xe coi như không còn hiệu lực.

Thực tế hiện nay, không ít người liên tục phạm lỗi khi tham gia giao thông chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, do mức xử phạt đối với một số lỗi chưa đủ sức răn đe dẫn đến tâm lý “nhờn” luật, vì thế nhiều người cho rằng trừ điểm GPLX sẽ có thể tạo chuyển biến tích cực trong tham gia giao thông của người dân.

Lái xe thường mắc những lỗi như sử dụng điện thoại, chạy quá tốc độ, ép giờ ép giấc nên chạy nhạy nhanh để quay vòng. Vì thế nên trừ điểm để hạn chế tối đa hành vi của những người lơ là…

Anh Tô Minh Toàn – Thái Bình

Nhất trí trừ điểm để răn đe chấp hành luật lệ giao thông, đi lại của hành khác được đảm bảo hơn

Anh Chu Ngọc Long – Ninh Bình

Trừ để nâng cao ý thức của anh em lái xe, tôi rất ủng hộ

Anh Phạm Văn Phong – Nam Định

Không chỉ người dân, các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông cũng cho rằng đây là quy định cần thiết:

Chúng ta đã từng sử dụng cách đó, nếu giờ khôi phục lại cũng tốt, tăng thêm tính răn đe

Ông Nguyễn Xuân Thuỷ - Chuyên gia giao thông

Việc đề xuất này chúng tôi hoàn toàn ủng hộ, giáo dục lái xe, nâng cao chất lượng lái xe, theo dõi mức độ chấp hành pháp luật của các lái xe trên toàn quốc như thế nào… và như vậy làm cho người lái xe luôn luôn phải cố gắng

Ông Khương Kim Tạo - Nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia

Tôi cũng là lái xe nên cũng băn khoăn, cơ quan chức năng làm sao cho chuẩn, lỗi nào trừ lỗi nào không. Lỗi sơ đẳng bình thường mà trừ thì cũng rất vô lý. Lỗi nghiêm trọng, gây tai nạn thì trừ là đương nhiên.

Anh Thân Đức Thanh – Ba Đình, Hà Nội

Bên cạnh những quan điểm đồng thuận thì nhiều người dân, nhất là những người kinh doanh vận tải cũng bày tỏ lo ngại khi đề xuất này được đưa vào thực tế.

Cũng giống như quy định cồn ý, không nên cái gì cũng tuyệt đối. Trừ là tốt nhưng cần xử lý cho phù hợp, vừa là răn đe vừa để hiểu pháp luật và sửa sai mới là quan trọng nhất, chứ không phải mục đích chính của mình là để xử phạt

Anh Vũ Huy Thông – Ba Đình, Hà Nội

Dưới góc độ chuyên môn chúng tôi có trăn trở … theo như phương pháp trừ điểm đề xuất thì mỗi GPLX 12 điểm/ năm, nếu người ta vi phạm ít thì chẳng bao giờ hết, chúng ta tìm giải pháp triển khai cho hiệu quả nhất để người lái xe luôn phải cố gắng ở bất kỳ thời gian nào.. kể cả bây giờ đang lái đến tháng 12 mà còn một điểm thì vẫn phải cố gắng, chứ không chờ sang năm lại có 12 điểm lại chạy ẩu.

Ông Khương Kim Tạo - Nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia

Để đề xuất này thực sự đi vào cuộc sống thì việc công khai minh bạch điểm trừ đối với mỗi lỗi vi phạm của tài xế sẽ là yếu tố tiên quyết để nhận được sự đồng thuận từ xã hội.

Để giải quyết vấn đề minh bạch, nên tập trung vào ứng dụng công nghệ. Để đảm bảo tính khả thi thì phải phân loại hành vi bị trừ, cái nào phạt tiền thì thôi, cái nào nặng trừ điểm. Tùy mức độ lỗi trừ điểm khác nhau và thời gian xóa lỗi cũng khác nhau.

Ông Khương Kim Tạo - Nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia

Trong giai đoạn chuyển đối số, quy định điểm và trừ điểm giấy phép lái xe được cho là một biện pháp quản lý nhà nước văn minh, hiện đại, qua đó quản lý cả quá trình chấp hành luật của lái xe thay vì quản lý từng hành vi đơn lẻ. Tuy nhiên, nếu được áp dụng, các cơ quan liên quan cần có sự tính toán hợp lý, kỹ lưỡng, tránh phát sinh thủ tục hành chính, gây phiền hà và áp lực cho người được cấp giấy phép lái xe.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ đầu tháng 10 đến nay, lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện, xử lý trên 7.600 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông thuộc nhóm tuổi học sinh,trong đó hơn 6.600 trường hợp không đội mũ bảo hiểm.

Nhiểu biển báo giao thông trên đường nối Khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn (Hà Nội) đến khu du lịch Tam Chúc – Khả Phong (Hà Nam) đã bị hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Chiều nay, 4/11, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt 50 đại biểu tiêu biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố lần thứ IV năm 2024 diễn ra trong hai ngày 4 và 5/11 tại Hà Nội.

Cục Đường sắt Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông Vận tải xem xét, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Bộ Công an vừa công bố Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, trong đó mức phạt cho lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng được đề xuất sẽ tăng thêm 2 triệu đồng từ năm 2025.

Số liệu vừa được Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra cho thấy, tính đến tháng 9, cả nước có trên 77 triệu xe máy đăng ký, đưa tỷ lệ sở hữu xe máy lên tới 770 xe/1000 dân, thuộc hàng cao nhất thế giới.