Cổ phiếu ngành gạo được chú ý, giá tăng liên tiếp

Thị trường chứng khoán kết thúc tháng Bảy với sự hưng phấn tột độ của giới đầu tư, khi chỉ số VN-Index vượt ngưỡng 1.222 điểm đầy thuyết phục sau 10 tháng giằng co. Cùng với sự sôi động của thị trường, nhóm cổ phiếu ngành gạo gần đây cũng đã thu hút sự chú ý lớn của giới đầu tư. Đặc biệt, với việc Ấn Độ, Nga, UAE cấm xuất khẩu gạo là những yếu tố sẽ tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu cũng như cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành gạo trong thời gian tới.

Cổ phiếu tăng liên tiếp chỉ trong một tuần

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 7, cổ phiếu VSF của Tổng công ty Lương thực miền Nam-Công ty Cổ phần (Vinafood 2) leo lên mức 16.900 đồng/cổ phiếu, duy trì 7 phiên liên tiếp tăng điểm, trong đó có 6 phiên phủ sắc tím.

Đáng chú ý, mức 16.900 đồng/cổ phiếu là mức giá cao nhất của VSF kể từ khi Vinafood 2 niêm yết cổ phiếu lên sàn giao dịch UPCOM vào tháng 4/2018 đến nay. Đây cũng là lần vượt mệnh giá thuyết phục nhất của cổ phiếu này, với thanh khoản tuy chưa cao nhưng đã cải thiện đáng kể so với trước đó.

Cổ phiếu AGM của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu An Giang cũng có sự hồi phục đáng ngưỡng mộ trong thời gian gần đây, với 8 phiên tăng điểm liên tiếp; trong đó có 6 phiên tăng trần. Chốt phiên cuối cùng của tháng, AGM đạt 9.100 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 40% trong một tuần giao dịch, bất chấp cổ phiếu đang nằm trong diện hạn chế giao dịch của HOSE.

Xuất khẩu gạo thắng lớn và cổ phiếu tăng cao

Ở nhóm cổ phiếu ngành gạo có vốn hóa lớn hơn như LTG, PAN, TAR… cũng ghi nhận giao dịch sôi động trong tuần qua. Dù cổ phiếu có phiên cũng chịu sự điều chỉnh, song xu hướng chính vẫn nằm trong kênh tăng giá.

Trên thực tế, đà tăng của nhóm cổ phiếu ngành gạo được duy trì kể từ trước theo sự hồi phục của thị trường. Xét từ vùng đáy tháng 11/2022 tới nay, hầu hết các mã cổ phiếu gạo đều tăng trưởng mạnh, thậm chí có cổ phiếu tăng vài lần. Chẳng hạn, TAR (Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An) có thời điểm tăng gấp 3 lần; PAN (Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN), LTG (Tập đoàn Lộc Trời) tăng hơn gấp đôi… Riêng VSF gây ấn tượng nhất khi tăng hơn 4 lần kể từ vùng đáy tháng 11/2022.

Triển vọng thị trường cuối năm

Theo giới phân tích, sở dĩ nhóm cổ phiếu ngành gạo thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong thời gian qua nhờ hưởng lợi từ một loạt thông tin hỗ trợ ngành như giá lương thực tăng cao trong bối cảnh El Nino xuất hiện và có khả năng kéo dài sang năm 2024 đe dọa đến nguồn cung lương thực toàn cầu.

Gần đây nhất, Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đột ngột ban hành lệnh cấm xuất khẩu hầu hết các loại gạo trắng không thuộc giống Basmati, tiếp theo là UAE và Nga cấm xuất khẩu gạo đã đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lên cao nhất trong vòng 12 năm qua… Động thái mới này của các nước trong bối cảnh El Nino diễn biến phức tạp sẽ có những ảnh hưởng nhất định lên thị trường gạo thế giới, trong đó có ngành gạo Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.

Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.

Hiện nay, việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước là bắt buộc đối với các cấp ngân sách nhà nước (NSNN), đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) có sử dụng vốn NSNN.