Cơ quan báo chí lớn sẽ được phép kinh doanh nội dung
Trong phần trả lời của mình, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Nhà nước sẽ tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông với những điều kiện, cơ chế đặc thù.
Với quan điểm báo chí cách mạng thì cách mạng phải nuôi, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp phải coi truyền thông là việc của mình. Ngoài chủ động, có kế hoạch cũng như bộ máy đưa thông tin, phải có ngân sách hàng năm để chi cho truyền thông chính sách.
Trả lời câu hỏi chất vấn của bà Tạ Thị Yên - Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên: "Ngoài việc tăng cường chất lượng, đẩy mạnh số hóa báo chí thì việc giải quyết mô hình kinh doanh báo chí sẽ phải giải quyết như thế nào để báo chí truyền thống có thể cạnh tranh và tồn tại?", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: "Năm ngoái, chính quyền các cấp đã tăng ngân sách hoạt động hàng năm cho ngành báo chí. Sắp tới, chúng ta sẽ sửa Luật Báo chí, trong đó sẽ có một mục nêu rõ về kinh tế báo chí, qua đó cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh nội dung, kinh doanh quanh lĩnh vực truyền thông, kinh doanh để làm báo".
Ông Đỗ Chí Nghĩa - Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên đặt câu hỏi chất vấn: "Tôi cũng biết là Bộ trưởng rất quan tâm đến vấn đề kinh tế báo chí cũng như là nguồn thu đang sụt giảm của các cơ quan báo chí. Trong đó, doanh thu đến từ các nền tảng mạng xã hội lên đến 80%. Qua đó có thể thấy báo chí đang hết sức khó khăn, tuy nhiên tôi băn khoăn về việc chúng ta sẽ hỗ trợ cho báo chí thế nào để hiệu quả?"
Trả lời câu hỏi của đại biểu Đỗ Chí Nghĩa, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: "Hiện nay, 30% chi tiêu của các cơ quan báo chí là từ ngân sách, còn 70% là do các cơ quan báo chí tự bươn chải. Thế nhưng có rất nhiều cơ quan báo chí lớn, có sức ảnh hưởng mạnh trên truyền thông lại không có hỗ trợ. Liệu doanh thu báo chí dựa 100% vào thị trường có được tính là báo chí thị trường không? Tôi nghĩ chúng ta cần phải cân nhắc cả hai phương án, từ đặt hàng của Nhà nước và còn lại vẫn phải bám thật chắc vào thị trường và độc giả".
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh, hiện nay, nhiều người chán nản trước thông tin tiêu cực của mạng xã hội mà quay về đọc những thông tin báo chí tích cực. Nếu báo chí chạy theo mạng xã hội thì sẽ đứng ở phía sau, phải dùng công nghệ số để lấy lại trận địa, tăng số lượng độc giả, từ đó quảng cáo sẽ tăng lên. Và nếu cho báo chí được kinh doanh nội dung, kinh doanh xung quanh lĩnh vực về truyền thông sẽ thúc đẩy báo chí truyền thống phát triển.
Sáng 14/11, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Liên quan đến nhóm "quái xế" gây tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội), làm một cô gái tử vong, cơ quan công an đã khởi tố 20 bị can, bắt tạm giam 19 đối tượng để điều tra, xử lý.
Sáng 14/11, trong chương trình công tác tại Hải Phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã ra thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.
Với 100% thành viên có mặt biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 12 dự thảo Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố.
Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua ngày 13/11 nêu rõ chủ trương: "Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp năm 2025".
Cơ quan An ninh điều tra (Công an TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với Huỳnh Nhật Phương (sinh năm 1982, ngụ tại quận Bình Thạnh) về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 109, Bộ Luật Hình sự năm 2015.
0