Cóc ở Tứ Xuyên

Từ xa xưa, dân gian đã có thói quen quan sát và lắng nghe các hiện tượng thiên nhiên bất thường xung quanh để đoán định thời tiết, khí hậu như: cóc nghiến răng, sau đó tất có mưa lớn; kiến nối đàn di chuyển lên cao là sắp mưa gió, lụt lội; chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng... Nhưng con người ngày nay lại đang quá lệ thuộc vào khoa học dự báo mà mất dần thói quen quan sát và lắng nghe từ thiên nhiên.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Sáng 17/11, Hà Nội bị rung lắc nhẹ do ảnh hưởng dư chấn của trận động đất từ biên giới Myanmar – Trung Quốc. Nhưng trừ một số ít người ở trên những tầng cao, có lẽ phần đông chúng ta chẳng hề biết mình vừa trải qua điều gì. Cách đây nhiều năm, ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) cũng từng xảy ra trận động đất 7,9 độ richter khiến cóc nhảy ra đầy đường. Cũng trước hôm xảy ra động đất, gấu trúc nuôi ở công viên Thành Đô có biểu hiện khác lạ, chúng tỏ ra bứt rứt, bồn chồn. Và cũng thật lạ, toàn bộ số gấu trúc sau đó thoát khỏi tai hoạ.

Các nhà khoa học đã kết luận rằng, nhiều loài động vật, thực vật có năng lực thiên phú, chúng có khả năng kỳ lạ, khi sắp xảy ra hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, chúng biết trước và chủ động thoát hiểm. Chúng còn phát ra những tín hiệu khác lạ báo động cho quần thể quanh nó, kể cả con người, thoát khỏi tai ương. Nhờ khả năng thiên phú này mà qua những trận đại hồng thuỷ lại xuất hiện con thuyền Noah, thế giới không bị xoá sổ, trái lại vẫn tồn tại, tiếp nối.

Từ xa xưa, dân gian đã có thói quen quan sát và lắng nghe các hiện tượng thiên nhiên bất thường xung quanh để đoán định thời tiết, khí hậu. Cóc nghiến răng, sau đó tất có mưa lớn. Kiến nối đàn di chuyển lên cao là sắp mưa gió, lụt lội. Nghe tiếng hổ trong đêm biết rừng yên hay động. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng. Hay quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

Ảnh minh họa

Thuở chưa có cơ quan khí tượng thuỷ văn, người ta vẫn dựa vào hiện tượng thiên nhiên xung quanh để dự đoán thời tiết. Dần dần quá lệ thuộc vào khoa học dự báo, người ta mất dần thói quen quan sát và lắng nghe từ thiên nhiên. Oái oăm thay, rất nhiều sự kiện thiên nhiên xảy ra mà con người không thể biết trước dù con người thời hiện đại được máy móc tối tân hỗ trợ tự cho mình là thông minh hơn. Thế nhưng những loài vật dưới mắt con người là tầm thường nhất như: kiến, cóc, chuồn chuồn... lại biết trước.

Chúng ta phải cảm ơn thiên nhiên, chưa đủ, phải quay lại cùng thiên nhiên, thân thiện và tâm giao để được lắng nghe những điều thiên nhiên mách bảo. Thiên nhiên ẩn chứa biết bao điều bất trắc, mỗi ngày lại có thêm những quy luật không theo quy luật, lạnh lùng đưa con người vào tai hoạ. Dựa vào khoa học hiện đại để khám phá và dự báo là cần thiết, song bên cạnh đó đừng quên kinh nghiệm dân gian từ hàng ngàn năm qua./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tháng Tư chạm ngõ, mang theo những tia nắng đầu hạ vàng ươm như mật ong rót xuống từng tán cây. Nắng nhẹ nhàng, chưa gay gắt, chỉ đủ để hong khô những giọt sương còn vương trên lá, đủ để làm bừng sáng những con đường ngập tràn hoa cỏ.

Có người chạm khẽ Hà Nội lần đầu vào một mùa hạ nóng rực lúc vừa kết thúc năm ba đại học. Với tính cách thích là nhích, hành trang ngày ấy của cô ngoài ví tiền thì chỉ còn vỏn vẹn một mảnh nhiệt huyết xê dịch cháy bỏng. Trong tưởng tượng của cô sinh viên Sài Gòn khi đó, Hà Nội là một khái niệm lạ lẫm vô cùng.

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng, bạn có yêu ba nhiều như bạn nghĩ? Đôi khi, trong cuộc sống bận rộn, chúng ta dễ dàng coi tình cảm gia đình là điều hiển nhiên.

Có bao giờ bạn cảm thấy lòng mình như một chiếc vali cũ kỹ, chất đầy những mảnh vỡ cảm xúc không sao sắp xếp nổi? Mỗi lần cố gắng mở ra để tìm kiếm một câu trả lời, thứ bạn nhận được chỉ là một mớ hỗn độn, không biết bắt đầu từ đâu. Có người từng như thế – bế tắc và lạc lõng trong chính tâm trí mình, cho đến khi tìm thấy một người bạn đặc biệt: trang nhật ký.

Hẻm nhỏ ngõ sâu từ lâu vẫn luôn cho người ta một ấn tượng gần như cố hữu về sự thanh vắng và tĩnh lặng. Vậy nhưng, có một con ngõ nơi có mấy thế hệ gia đình sinh sống bao năm lại khác - rộn ràng, náo nhiệt, thấm đượm hơi thở cuộc sống với đủ loại âm thanh sinh động từ sáng tới tối.

Nhiều lần vì nhớ thương mà có người thả trôi ký ức, lạc về chốn quê xưa ăm ắp kỷ niệm. Nhắm mắt lại, đắm chìm trong hương lúa, hương ngô, hương xôi nếp mới cuộn cùng khói chiều bảng lảng bay. Cô thả trôi về những ngày thơ ấu, ngồi trong đôi quang gánh của mẹ chang chang nắng đồng. Thả trôi về những ngày theo lũ bạn chăn trâu, cắt cỏ, mò cua, bắt cá; cả những khi trốn mẹ, trốn cha dãi nắng trưa hè.