Còn bao nhiêu tỉnh, thành sau sáp nhập?

Bộ Nội vụ vừa có Dự thảo tờ trình Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), theo đó số đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ giảm xuống còn 34 tỉnh, thành.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Cụ thể, dự thảo đề xuất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu).

Để bảo đảm cho chính quyền địa phương các cấp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp cơ sở.

Theo dự thảo, đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh: cơ bản giữ như quy định hiện hành. Dự thảo Luật chỉ tăng số lượng thích hợp đại biểu HĐND cấp tỉnh cho phù hợp với việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh (từ 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh).

Dự thảo cũng bổ sung quy định Ủy viên của Ban của HĐND cấp tỉnh, có thể là đại biểu hoạt động chuyên trách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định để kế thừa quy định tại các Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị.

Đối với chính quyền địa phương cấp cơ sở: Dự thảo Luật quy định về cơ cấu tổ chức của HĐND và UBND cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu) cơ bản thiết kế như đối với HĐND và UBND cấp huyện (trước khi giải thể) nhưng có quy mô nhỏ hơn. Theo đó, số lượng đại biểu HĐND cấp cơ sở tối đa là 40 đại biểu.

Số lượng đại biểu HĐND tỉnh miền núi, vùng cao được bầu tăng tối đa từ 75 lên 90 đại biểu; số lượng đại biểu HĐND tỉnh còn lại và các thành phố trực thuộc trung ương được bầu tăng tối đa từ 85 lên 90 đại biểu; HĐND thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bầu 125 đại biểu (bằng số quy định tại Luật Thủ đô áp dụng cho thành phố Hà Nội).

Dự kiến, có khoảng 15% nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay phải chuyển giao cho chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện. Đồng thời dự kiến có 85% nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay sẽ chuyển giao cho chính quyền địa phương cấp cơ sở thực hiện.

Dự thảo được lấy ý kiến trong 2 tháng, từ ngày 24/3 đến ngày 24/5. Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) nếu được thông qua sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 và thay thế Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 65/2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Để di chuyển đến Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar, nơi hứng chịu hậu quả khốc liệt nhất của trận động đất 7,7 độ, nhóm PV Đài Hà Nội cùng các đoàn cứu trợ, thiện nguyện phải di chuyển một quãng đường dài 500km từ sân bay Yangon.

Sở Văn hóa và Thể thao công bố thông tin đường dây nóng; tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về việc chậm trễ xử lý các hồ sơ (làn xanh).

Dự án Tuyến đường Vành đai 2,5 (đoạn Đầm Hồng - quốc lộ 1A) sau 11 năm vẫn dang dở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại, cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Phía Hàn Quốc sẽ lấy 3.300 lao động trúng tuyển làm việc ở hai ngành nghề sản xuất chế tạo và nông nghiệp.

Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Bình Dương đã bắt giữ Nguyễn Tiến Hải (40 tuổi) do hành vi hành hung ông Nguyễn Hải Q (43 tuổi) đang trên đường đưa con đi học.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ủy ban Giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam tổ chức chương trình Giao lưu các thế hệ nhận Giải thưởng trong 40 năm (1985-2025) và Trao học bổng Kovalevskaia năm 2025 vào sáng 1/4.