Còn bất cập trong việc xử lý mua bán dữ liệu cá nhân

Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT, việc mua bán dữ liệu cá nhân ở nước ngoài có thể thu phạt hàng tỷ USD, còn ở Việt Nam mức phạt chỉ 60 triệu đồng.

 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn của các đại biểu.

Sáng 4/11, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Đinh Công Sỹ (đoàn Sơn La) nêu tình trạng thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân, nhất là số điện thoại vẫn diễn ra khá phổ biến với mục đích quảng cáo hàng hóa, dịch vụ gây phiền hà cho người dân. Đại biểu chất vấn Bộ trưởng TT-TT về giải pháp để giải quyết dứt điểm tình trạng nêu trên.

Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, vừa qua chúng ta đã tăng mức phạt việc thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân, nhất là số điện thoại lên gấp 2 lần.

“Tuy nhiên, mức phạt mới chỉ dừng lại 60 triệu đồng đối với doanh nghiệp và cá nhân. Còn ở nước ngoài người ta rất nghiêm khắc, người ta phạt theo doanh thu, có nước thì 6% doanh thu, có nước thì 10% doanh thu, có nghĩa là mức phạt có thể lên đến một tỷ USD, vì các doanh nghiệp này họ giàu có chủ yếu dựa vào kinh doanh dữ liệu cá nhân và nếu họ vi phạm thì mức phạt rất lớn”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Bộ trưởng Bộ TT-TT đề nghị các đại biểu quốc hội xem xét để chúng ta có điều chỉnh mức phạt các doanh nghiệp vi phạm ở doanh thu chứ không phải giá trị tuyệt đối.

Về hành lang pháp lý, Bộ trưởng Hùng cho biết thêm. Bộ Công an cũng đang thực hiện những bước cuối cùng để ra nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, đồng thời dần tiến đến luật hoá để xử lý các hành vi liên quan để răn đe.

“Năm 2022, Bộ đã tổ chức 11 đoàn liên ngành kiểm tra về việc thu thập dữ liệu cá nhân và chuyển 2 vụ sang cơ quan công an đề nghị xử lý hình sự. Năm 2023 chúng tôi đang dự kiến đề nghị Thủ tướng lấy hẳn 1 năm làm năm dữ liệu số Việt Nam để nâng cao nhận thức và làm tốt công việc bảo vệ dữ liệu cá nhân”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Về nguyên nhân dẫn đến lộ, lọt dữ liệu cá nhân, số điện thoại, Bộ trưởng cho rằng, mỗi cá nhân rất dễ dãi khi đến các cơ sở mua bán, các cửa hàng xin dữ liệu cá nhân số điện thoại mà người dân không hỏi mục đích doanh nghiệp thu thập để làm gì, có trong hợp đồng hay không, họ có đưa cho bên thứ 3 hay không. Đây là vấn đề thuộc về nhận thức của mỗi cá nhân. Do vậy, Bộ TT-TT cũng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ bí mật dữ liệu cá nhân.

“Để nâng cao nhận thức của người dân, cũng như trách nhiệm của Bộ, trong năm 2022 này, Bộ TT-TT thanh tra toàn diện các nhà mạng viễn thông về việc thu thập, xử lý đảm bảo an toàn và đầu năm 2023 chúng tôi sẽ thanh tra toàn bộ các doanh nghiệp bưu chính vì họ cũng thu thập nhiều dữ liệu liên quan đến hầu hết người dân và các mạng xã hội lớn, kể cả trong nước và các mạng xã hội nước ngoài hoạt động tại Việt Nam”, Bộ trưởng TT-TT nói.

Tham góp ý kiến về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, tình trang mua bán, thu thập dữ liệu thông tin cá nhân đang diễn ra rất phức tạp, khó kiểm soát.

Bộ Công an kiến nghị các cơ quan chức năng sớm hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế đặc thù về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, đồng thời đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm cho ý kiến về Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân.

"Bộ cũng sớm hoàn thiện hệ thống đảm bảo an ninh quốc gia về bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân, xây dựng lực lượng cán bộ an ninh mạng chất lượng cao, có khả năng, năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ về bảo vệ dữ liệu cá nhân, dữ liệu quốc gia. Tích cực hợp tác quốc tế, tham gia các hoạt động về an ninh thông tin, an toàn thông tin" , Bộ trưởng Tô Lâm nói

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 8/5, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các vị đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri ba quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Sáng 8/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện công tác phát triển Đảng; quản lý, rà soát, sàng lọc, kịp thời đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; triển khai ứng dụng hai phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” và “Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên” của Đảng bộ Thành phố.

Trong các ngày 06 và 07/05/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Ngày 8/5, Ban chỉ đạo Thành ủy về phòng chống tham nhũng tiêu cực tổ chức phiên họp, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo Đinh Tiến Dũng để thảo luận, cho ý kiến về đánh giá kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo quý I năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm công tác trong thời gian tới. Tham dự phiên họp có các Phó Trưởng ban chỉ đạo, các Ủy viên Ban chỉ đạo, Chánh thanh tra thành phố, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự thành phố.

Thời gian qua, công tác phát triển Đảng ở cấp trung học phổ thông (THPT) luôn được ngành Giáo dục quan tâm, nhằm tăng cường “sức trẻ” cho Đảng, tạo nguồn cán bộ kế cận, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đảng viên.

Sáng nay 8/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết việc thực hiện công tác phát triển Đảng; quản lý, rà soát, sàng lọc, kịp thời đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; triển khai ứng dụng hai phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” và “Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên” của Đảng bộ Thành phố.