Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Tuyến đường Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hoà - Mỹ Đức
Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội là tuyến du lịch nội đô chính thức đầu tiên được công bố trong kế hoạch phát triển hệ thống các tuyến du lịch kết nối Trung tâm Hà Nội nhằm từng bước đầu tư hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch trải nghiệm gắn với di sản - di tích, làng nghề, góp phần tạo điểm đến du lịch chất lượng cao, tiêu biểu của thành phố Hà Nội.
Gắn với huyền tích Cha Rồng - Mẹ Tiên, đền Nội là di sản văn hóa quan trọng đặc biệt của huyện Thanh Oai và thành phố Hà Nội. Được dựng trên đất tương truyền là quê hương của Đức Quốc tổ Lạc Long Quân, đền Nội bề thế nhất khu vực phía Nam Hà Nội.
Điểm nổi bật của đền Nội là hậu cung gồm một gian nhỏ đặt bức phù điêu - hiện vật có giá trị đặc biệt của di tích này. Bức phù điêu chạm khắc tinh xảo trên nền gỗ sơn son thếp vàng, miêu tả cảnh Lạc Long Quân cùng Lạc hầu, Lạc tướng xem hội đua thuyền. Đức Quốc tổ ngự trên ngai vàng, đầu đội vương miện chạm hình lưỡng long chầu nguyệt, khoác long bão, khuôn mặt hiền từ, phúc hậu mà oai phong.
Ngoài giá trị lịch sử, nghệ thuật, bức phù điêu còn thể hiện rõ tín ngưỡng và tâm thức dân gian, giúp mọi người nhớ về nguồn cội.
Đến với đường thôn Cầu Bầu, thôn Phú Lượng, thôn Đạo Tú (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) là đến với những con đường rực rỡ sắc màu của chân hương đang phơi nắng. Nghề làm hương liên quan đến quan niệm của người Việt về thế giới tâm linh, những người thợ của làng nghề tâm huyết và thành tâm.
Công đoạn làm hương yêu cầu cẩn thận, tỉ mỉ, từ khâu chọn lựa nguyên liệu. Trước hết là chẻ vầu hoặc tre rồi vót tăm, đến nhuộm chân hương, khâu làm thân hương, phơi khô và đóng gói. Hương được đem phơi từ 1-2 ngày để làm khô. Nguyên liệu cùng với nắng, gió hòa quện, tạo nên thứ hương thơm trầm khiết, hướng tâm tưởng con người thiện lạc.
Mỗi ngày, sắc đỏ ngập tràn với làng nghề sầm uất của huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Nơi đây đang lưu giữ nghề làm ra sản phẩm mang ý nghĩa văn hóa tâm linh, đồng thời là một địa điểm du lịch đẹp mà du khách có thể ghé thăm khi đến với Thủ đô Hà Nội.
Và điểm dừng chân cuối cùng tại con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội chính là làng nghề tơ tằm truyền thống tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức. Vài năm gần đây vùng quê này càng thêm tự hào khi có người đã nghiên cứu và làm thành công tơ sen.
Tiếng lành đồn xa, khách hàng biết đến các sản phẩm của nghệ nhân ứu tú Phan Thị Thuận nói riêng và Phùng Xá nói chung ngày một nhiều hơn, đặc biệt là khi được kết nối với con đường di sản Nam Thăng Long. Nhờ vậy, nhiều thợ ươm tơ, dệt vải trong xã có thêm động lực bám trụ với nghề truyền thống. Bên cạnh đó, khi đến với làng nghề tơ tằm truyền thống du khách tham quan còn được tham gia trải nghiệm cách dệt tơ tằm và quan sát quy trình tạo ra một mảnh vải tơ hoàn chỉnh.
Chính vì điểm nổi bật này, nơi đây đã trở thành điểm dừng chân hoàn hảo cho chuyến hành trình khám phá con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội.
Tuyến đường trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên
Đối với tuyến du lịch thứ hai nằm trong kế hoạch phát triển hệ thống các tuyến du lịch kết nối Trung tâm Hà Nội và các huyện phía Nam thành phố, tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín và điểm cuối cùng là huyện Phú Xuyên sẽ gồm nhiều điểm đến; trong đó điểm nhấn là làng Ngâu (huyện Thanh Trì), làng Phúc Am (huyện Thường Tín) và làng Cựu (huyện Phú Xuyên).
Khởi đầu hành trình, chúng ta đến với làng rượu ngâu Tam Hiệp, nổi tiếng với truyền thống sản xuất rượu ngâu - một loại rượu đặc sản có hương vị độc đáo. Với hơn 100 năm tuổi, các nghệ nhân nơi đây vẫn gìn giữ phương pháp nấu rượu truyền thống, sử dụng nguyên liệu từ sản vật thiên nhiên.
Những hũ rượu ngâu thơm nồng, màu vàng óng ánh luôn hấp dẫn du khách. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội tham gia vào quy trình làm rượu, cảm nhận từng khâu, từ chọn nguyên liệu cho đến chưng cất và thưởng thức ly rượu ngâu đặc trưng trong không gian ấm cúng của làng quê.
Tiếp theo, hành trình dẫn chúng ta đến làng nghề làm hàng mã Phúc Am, thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội, nổi tiếng với nghề sản xuất các sản phẩm hàng mã phục vụ tín ngưỡng tâm linh. Với lịch sử hàng trăm năm, Phúc Am đã trở thành trung tâm sản xuất hàng mã lớn, cung cấp các sản phẩm như giấy tiền, đồ mã và những vật phẩm thờ cúng, đáp ứng thị trường.
Quy trình làm hàng mã ở đây rất công phu, từ việc chọn nguyên liệu đến các công đoạn tạo hình và hoàn thiện. Những người thợ thủ công ở Phúc Am là những nghệ nhân khéo tay tài nghệ. Mỗi sản phẩm đều được làm bằng tình yêu và tâm huyết, thể hiện sự kính ngưỡng với thế giới tâm linh.
Cuối cùng, điểm đến không thể bỏ qua chính là làng Cựu, huyện Phú Xuyên, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử và văn hóa. Ngôi làng cổ này đã có lịch sử hơn 500 tuổi, nằm bên dòng sông Nhuệ hiền hòa, đang lưu giữ nhiều công trình kiến trúc độc đáo, những ngôi biệt thự pha lẫn kiến trúc Việt cổ và kiến trúc Pháp, hằng năm thu hút rất đông đảo khách du lịch đến thăm. Nét đẹp tráng lệ pha chút bình dân mang đến cho làng Cựu vẻ đẹp riêng có và cuốn hút du khách ngay lần đầu ghé thăm.
Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.
Đúng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, chiều nay, 23/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây được xem là dấu mốc quan trọng, mở ra cơ chế mới để bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững, đồng thời khuyến khích sự đồng hành của toàn xã hội trong việc gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc.
Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam vừa tái bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, được đánh giá một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Mông Cổ mang tên “Sông Thami trong xanh”.
Đình Tự Nhiên ở huyện Thường Tín được xây dựng từ năm 1702. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng được nhà nước xếp hạng bởi kiến trúc độc đáo gắn liền với truyền thuyết Tiên Dung, Chử Đồng Tử.
Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.
Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.
0