Còn nhiều lỗ hổng để đầu cơ nhà đất trục lợi
Thực trạng này cũng đang cho thấy những kẽ hở pháp lý trong công tác quản lý nhà, đất. Lỗ hổng lớn nhất dẫn đến tình trạng đầu cơ bất động sản tràn lan là do chính sách thuế. Người sở hữu nhiều nhà, đất chưa phải chịu bất cứ một một loại thuế nào đối với việc nhà đất để hoang, không được đưa vào sử dụng. Chính vì vậy, họ cứ mua bất động sản rồi găm hàng để đấy chờ cơ hội lên giá, thậm chí để tới hàng chục năm.
Tình trạng này ngày một lan rộng khiến cho bức tranh thị trường bất động sản trở nên méo và ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội.
Bên cạnh đó, đối tượng đầu cơ cũng không phải chịu thuế sở hữu nhiều bất động sản. Điều này dẫn đến “nghịch lý”, phân khúc bất động sản nhiều người cần mua để ở đang rất thiếu, trong khi phân khúc cao cấp biệt thự, nhà liền kề ở hàng loạt dự án ven đô lại “đắp chiếu” để đấy. Tình trạng đầu cơ nhà đất, mua đi bán lại còn khiến cho giá nhà đất ngày càng bị đẩy cao một cách phi lý.
Một kẽ hở nữa làm gia tăng đầu cơ nhà đất là việc xác định giá đất khởi điểm thấp khiến tiền đặt cọc cũng thấp. Đây là cơ hội để nhiều nhóm đầu cơ bỏ giá cao phi lý rồi có thể bỏ cọc với mục đích nhằm kích “sóng”, thiết lập mặt bằng giá mới cao hơn nhiều rồi xả hàng đã găm ở khu vực xung quanh. Đó là lý do mà thời gian gần đây mức trúng đấu giá đất ở vùng ven Hà Nội cao đến phi lý.
UBND Thành phố vừa ban hành quyết định giao 19.727,5 m2 đất tại xã Hà Hồi cho UBND huyện Thường Tín thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở.
Bảng giá đất điều chỉnh vừa được UBND Thành phố ban hành có hiệu lực từ 20/12/2024 đến hết năm 2025, trong đó, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng/m² với các thửa mặt đường tại loạt phố của quận Hoàn Kiếm. Mức này gấp gần 3,7 lần bảng giá cũ.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71 về việc điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố được áp dụng từ nay đến hết năm 2025.
Sau những vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thời gian qua, chính quyền nhiều địa phương đã yêu cầu người dân phá dỡ chuồng cọp, song sắt. Lối thoát nạn an toàn có vai trò như thế nào khi chẳng may xảy ra cháy nổ?
Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.
0