Còn xe máy, còn ô nhiễm?

Những ngày gần đây, chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ở mức cảnh báo. Với đặc điểm về địa lý, cấu trúc đô thị, thì nguy cơ tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội là không thể tránh khỏi, nhất là vào những thời điểm bất lợi trong năm khi độ ẩm không khí cao, trời nồm ẩm kéo dài như giai đoạn này. Vì vậy, muốn Hà Nội không ô nhiễm không khí hoàn toàn là điều rất khó. Trong các biện pháp để nâng cao chất lượng không khí ở Hà Nội hiện nay, có một biện pháp khả thi có thể xem xét đến, đó là giảm phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là xe máy. Bởi khí thải từ xe máy, cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí đáng kể ở Hà Nội.

Còn xe máy, còn ô nhiễm?

Đứng ở bất kỳ ngã tư nào ở Hà Nội vào giờ cao điểm trong những ngày gần đây, ai cũng sẽ đều cảm thấy ngột ngạt, khó thở. Ô nhiễm không khí không không chỉ dễ nhận thấy, mà còn dễ nhìn thấy. Bụi mịn trong không khí, khói xe tất cả luẩn quần ở tầng thấp, len lỏi giữa dòng người chen chúc trên đường.

Bụi mịn trong không khí, khói xe tất cả luẩn quần ở tầng thấp, len lỏi giữa dòng người chen chúc trên đường. Ảnh: VOV

Anh Bùi  Duy Hải - Quận Nam Từ Liêm cho biết: "Một ngày mình thường chạy 150-200 km. Mấy ngày hôm nay, mình không biết là sương hay bụi mình nhưng phải đeo tới 2 lớp khẩu trang".

Khí thải từ phương tiện giao thông là một nguồn đáng kể tạo ra các hạt mịn và ôxit nitơ, đây chính là thủ phạm chính gây ô nhiễm không khí đô thị. Nhiều phương tiện giao thông cũ nát nhưng vẫn được sử dụng, trở thành một nguồn khí thải lớn gây ảnh hưởng tới chất lượng không khí.

Nhiều phương tiện giao thông cũ nát nhưng vẫn được sử dụng, trở thành một nguồn khí thải lớn gây ảnh hưởng tới chất lượng không khí. Ảnh: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Theo nghiên cứu của Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, lượng xe cá nhân ở các thành phố, đặc biệt là Hà Nội đang tăng ngày một nhanh. Chỉ riêng Hà Nội hiện đã có hơn 6,7 triệu xe máy. Năm 2021, lực lượng cảnh sát giao thông đã cấp đăng ký mới cho gần 172 nghìn xe máy. Năm 2022, con số này là hơn 225 nghìn xe. Trong số xe máy này, lượng xe cũ với thời gian sử dụng lâu năm chiếm một phần không nhỏ, góp phần làm gia tăng lượng khí thải, gây ảnh hưởng tới chất lượng không khí chung của thành phố. Hiện tại, Trong khi đó, việc kiểm định xe máy hầu như không khả thi.

Nguyễn Bình Minh - Quận Hoàn Kiếm cho biết: "Tôi sử dụng xe gần 20 năm, cứ 6 tháng tôi đi kiểm tra một lần, còn việc kiểm tra thế nào về khí thải tôi thường không quan tâm".

Chia sẻ thêm quan điểm về vấn đề kiểm định khí thải, anh Nguyễn Duy Đức - quản lý Suzuki Khang Thịnh cho biết: "Người sử dụng xe máy thường có thói quen không kiểm đo khí thải. Dù ai đi xe máy trong nội thành Hà Nội cũng hiểu khá rõ có nên hay không nên kiểm đo khí thải".

Năm 2022, tiến hành kiểm soát khí thải xe máy, trong đó kiểm tra 5000 xe có niên hạn trên 5 năm trở lên. Kết quả cho thấy 54% ko đạt tiêu chuẩn theo mức 1 và trên 60% ko đạt theo mức 2. Xe đạt hay không đạt theo tiêu chuẩn Việt Nam cho phép giảm xuống còn gần 10%. Do đó, đề xuất sở Giao thông vận tải để đưa quy định chính sách kiểm định định kỳ khí thải đối với xe gắn máy để có kiểm soát nguồn thải.

Không nhiều người dân có thói quen kiểm định khí thải cho xe máy định kì

Và trong lúc chờ các cơ quan "loay hoay" lo kiểm định khí thải xe máy, thì hàng ngày, rất nhiều xe máy không bảo dưỡng định kỳ, xe máy cũ nát vẫn thải khói đen kịt trên các tuyến đường, góp phần làm không khí Hà Nội ô nhiễm nặng thêm.

Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ xe gắn máy lớn nhất thế giới. Sau khi thị trường xe máy tại Trung Quốc và Thái Lan suy giảm, các hãng xe máy đều có tốc độ tăng trưởng mạnh ở thị trường Việt Nam. Theo công bố kết quả kinh doanh của Honda Việt Nam, trong tháng 12/2023, hãng này đã bán hơn 229 nghìn xe máy, tăng 36,2% so với tháng trước. Tính tổng doanh số cả năm 2023, hãng này bán hơn 2 triệu xe máy. Những con số này cho thấy, xe máy vẫn là lựa chọn của người dân.

Với kết cấu đô thị của Hà Nội như hiện tại, nhiều con phố nhỏ, ngõ nhỏ, rất nhiều khu vực không có quy hoạch giao thông công cộng. Tất yếu, người dân vẫn phải sử dụng xe máy để di chuyển. Do đó, muốn giảm bớt gia tăng ô nhiễm không khí, Hà Nội cần tổ chức đồng bộ về không gian đô thị theo Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, đồng thời với quyết liệt bắt tay ngay từ bây giờ, việc cấm xe máy, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.

Muốn giảm bớt gia tăng ô nhiễm không khí, Hà Nội cần tổ chức đồng bộ về không gian đô thị. Đồng thời hạn chế phương tiện giao thông cá nhân

Sau 7 năm thực hiện đề án quản lý phương tiện giao thông, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, việc phân vùng hoạt động xe máy đang được xây dựng theo hướng mở rộng phạm vi không gian ra ngoài Vành đai 3 và lùi thời gian dừng hoạt động xe máy đến năm 2035. Như vậy là hơn 10 năm nữa, Hà Nội mới dừng xe máy. Và không cần phải nghi ngờ, còn xe máy là còn ô nhiễm ở Hà Nội.

Hơn 200 thành phố lớn tại Trung Quốc cấm xe máy

Nói về câu chuyện xe máy, thử cùng nhìn sang nước láng giềng. Trung Quốc từng là quốc gia sản xuất và tiêu thụ xe máy lớn nhất thế giới nhưng đến nay, đất nước này đã vắng bóng xe máy trong nhiều thập kỷ qua. Một số thành phố áp dụng những quy định ngặt nghèo, trong khi một số khác như Bắc Kinh hay Quảng Châu hoàn toàn cấm xe máy đi vào khu vực nội đô.

Việc thực hiện được chính sách cấm xe máy ở các thành phố của Trung Quốc không phải diễn ra trong một sớm một chiều. Bắc Kinh lần đầu tiên đưa ra thông báo hạn chế việc đi lại của xe máy vào năm 1985. Sau đó 15 năm tới tận năm 2000, các thành phố thủ phủ lớn của Trung Quốc mới liên tiếp đưa ra các biện pháp liên quan, đình chỉ cấp biển số xe hoặc hạn chế lái xe ở các khu vực khác nhau. Và tính đến năm 2024 này, sau gần 40 năm từ khi thành phố đầu tiên là Bắc Kinh đề cập chính sách hạn chế xe máy, Trung Quốc đã có hơn 200 thành phố cấm xe máy. Đáng nói là là ngay cả những thành phố ở những khu vực xa xôi của đất nước này như khu tự trị Nội Mông hay khu tự trị Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cũng đã áp dụng chính sách này.

Bắc Kinh lần đầu tiên đưa ra thông báo hạn chế việc đi lại của xe máy vào năm 1985

Sau khi xe máy bị cấm, phương tiện công cộng được coi là giải pháp chính để giúp người dân đi lại. Chính phủ Trung Quốc đã mở rộng mạng lưới phương tiện công cộng như đường sắt đô thị, tàu điện ngầm trong nội đô hay tàu cao tốc. Tại nhiều thành phố như Quảng Châu, thành phố đưa vào vận hành các loại xe bus nhỏ phù hợp với các tuyến phố nhỏ. Thống kê cho thấy tại Quảng Châu, khoảng 50% người dân thường sử dụng xe máy đã chuyển sang đi xe bus, ô tô, xe đạp và đi bộ. Nhiều người cũng sử dụng xe điện thân thiện với môi trường.

Sau khi xe máy bị cấm, phương tiện công cộng được coi là giải pháp chính để giúp người dân đi lại

Thực tế, sau nhiều năm triển khai, chính sách cấm xe máy của Trung Quốc đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Trước hết, cấm và hạn chế xe máy giúp cải thiện trật tự giao thông đô thị, giảm tai nạn giao thông và tắc nghẽn. Trên toàn Trung Quốc, số vụ tai nạn giao thông đã giảm 68% trong 20 năm qua. Thiệt hại kinh tế từ tai nạn cũng giảm 56,4% từ hơn 3 triệu Nhân dân tệ xuống còn gần 1,35 triệu Nhân dân tệ trong cùng kỳ. Thứ hai, xe máy bị hạn chế cũng giúp cải thiện chất lượng môi trường, giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, đặc biệt ở các thành phố lớn, đông dân cư.

Bài học kinh nghiệm từ nước bạn đã thấy rõ. Việc hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là xe máy, phát triển phương tiện công cộng và tạo thói quen sử dụng phương tiện công cộng sẽ là hướng đi, giải pháp cơ bản để cải thiện chất lượng không khí của Hà Nội. Cần có biện pháp thúc đẩy để Đề án quản lý phương tiện giao thông, phân vùng hoạt động xe máy nhanh chóng được thực hiện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày hôm nay (22/11), Thủ đô Hà Nội sẽ duy trì thời tiết không mưa, tuy nhiên nhiệt độ sẽ hạ thấp.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.

Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.