Công an Hà Nội điều tra hành vi phá đấu giá đất
Sau vụ việc gây sốc khi trả giá 30 tỷ đồng/m2 cho tận 3 thửa đất ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, thì sau đó 1 ngày, cả 22 thửa đất ở xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, cũng không thể đấu thành công khi có nhóm người trả giá rất cao ở vòng trước, đến vòng sau thì đồng loạt không trả giá.
Đúng như đánh giá của nhiều người, đấu giá đất đang trở thành sân chơi của những người đấu giá chuyên nghiệp, trả giá cao để thổi giá, lướt sóng không thành thì bỏ cọc. Nghiêm trọng hơn là sẵn sàng phá cuộc đấu giá đất nếu không đạt mục đích. Hành vi này không thể coi là hoạt động kinh tế đơn thuần.
Theo dõi vụ việc này, dư luận đang yêu cầu cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm để làm gương, ngăn chặn hành vi phá đấu giá đất, thao túng, lũng đoạn gây nhiễu loạn thị trường lan rộng.
Gỡ vướng các chính sách, cải cách thủ tục hành chính là những giải pháp cấp thiết để khơi thông các dự án bất động sản chậm tiến độ.
Cơ chế đặc thù là yếu tố then chốt, đẩy nhanh quá trình phê duyệt và giải quyết các vướng mắc pháp lý để thúc đẩy tiến độ các dự án đang trì trệ.
Các cuộc đấu giá đất tại huyện Quốc Oai và Sóc Sơn (Hà Nội) cuối tuần qua đã ghi nhận mức giá trúng cao gấp gần 20 lần mức giá khởi điểm.
Từ 1/4, Nghị quyết 171 được Quốc hội thông qua ngày 30/11/2024 về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất có hiệu lực thi hành.
Sở Tài chính TP.HCM đã đề xuất hai phương án cho việc xây dựng trung tâm tài chính sau khi khảo sát và tham khảo ý kiến.
Địa phương có vai trò quan trọng trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất - theo quy định tại Điều 123 Luật Đất đai 2024.
0