Công an Thủ đô với nhiều hoạt động thiện nguyện | Người tốt quanh ta | 02/01/2024

Bên cạnh công tác chuyên môn, nhiều hoạt động thiện nguyện, nghĩa tình cũng được các cán bộ chiến sĩ trong Công an Hà Nội triển khai. Các chiến sĩ đã phối hợp cùng các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân trao tặng hàng nghìn suất quà đồ dùng học tập, nhu yếu phẩm cho học sinh tại hai trường tiểu học tại xã Bản Máy và Chiến Phố của huyện Hoàng Su Phì; tặng 3 máy tính xách tay, 32 máy in và các văn phòng phẩm cần thiết cho công an các xã thuộc công an huyện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không chỉ xây nhà, hỗ trợ sinh kế, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội còn tổ chức thăm tặng quà cho các cháu học sinh khuyết tật ở làng Hòa Bình, quận Thanh Xuân. Nơi đây hiện đang chăm sóc bán trú và nội trú cho hơn 50 trẻ em mắc các bệnh như tự kỷ, khuyết tật trí tuệ, bại não, chậm phát triển ngôn ngữ…

Không có được đôi mắt sáng, lành lặn như bao người khác nhưng anh Vũ Ngọc Anh luôn nỗ lực để có thể vượt qua chính bản thân mình. Ngọc Anh đã tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Là một người dân sinh ra và lớn lên tại làng nghề, anh Đỗ Đăng Tưởng là người trải nghiệm và thấu hiểu được những vất vả trong quá trình sản xuất tại đây. Xuất phát từ mong muốn có thể làm một việc giúp cho người dân tại làng nghề của mình, anh Tưởng đã nảy sinh ra ý tượng sáng tạo sản phẩm có thể áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Điều đặn mỗi ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, cứ khoảng 16 giờ chiều tại con ngõ 15 Phương Mai quận Đống Đa, hàng dài người lại xếp hàng trật tự ngay ngắn để nhận những suất cơm miễn phí. Đây là mô hình từ thiện đầy ý nghĩa do các thành viên tình nguyện của nhà ăn 0 đồng Nhất Tâm khởi xướng.

Dạy một đứa trẻ bình thường đã khó, dạy trẻ có khiếm khuyết, không điều khiển được hành vi của mình còn khó gấp nhiều lần. Cô giáo Đồng Thị Thu Hiền, trường Tiểu học Văn Khê, quận Hà Đông, Hà Nội, vừa là cô vừa là mẹ, có lúc mềm mỏng, cũng có lúc phải nghiêm khắc để những em nhỏ có thể phát triển được các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.

Làng nghề mây tre đan Phú Vinh huyện Chương Mỹ, Hà Nội - nơi nổi tiếng với những sản phẩm thủ công mây tre đan tinh xảo. Đây cũng là nơi những bức chân dung Bác Hồ làm bằng mây tre đan được sáng tạo nên. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “tàn nhưng không phế”, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đã vượt lên nghịch cảnh và gắn bó, gìn giữ, phát triển nghề mây tre đan truyền thống.