Công an vào cuộc vụ đấu giá đất ở Sóc Sơn

Liên quan đến những dấu hiệu bất thường xảy ra trong cuộc đấu giá 58 thửa đất ở huyện Sóc Sơn, Công an Thành phố Hà Nội đã làm việc với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện để làm rõ những vấn đề liên quan, củng cố hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.

Như Đài Hà Nội đã thông tin về những dấu hiệu bất thường trong cuộc đấu giá đất tại Sóc Sơn được tổ chức vào ngày 29/11. 58 thửa đất tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến có giá khởi điểm 2.48.000/m2. Theo quy chế, cuộc đấu giá sẽ diễn ra tối đa và kết thúc sau 6 vòng bắt buộc, mỗi bước giá là 3 triệu đồng/m2. Điều bất thường đã xảy ở vòng đấu thứ 5 của cuộc đấu này khi một khách hàng đã trả giá cho 3 lô đất tới mức 30 tỷ đồng/m2, một mức giá không tưởng. 33 lô khác cũng bị nhóm khách hàng trả giá cao từ 98,4 - 101,4 triệu đồng/m2. Đến vòng 6 - vòng cuối cùng để xét giá trúng thì những người trả giá cao trước đó đồng loạt không trả giá khiến 36 lô đất đấu giá không thành.

Danh tính những người trả giá 30 tỷ đồng/m2 cho 3 thửa đất ở xã Quang Tiến đã được huyện Sóc Sơn công khai.

Danh tính người trả giá 30 tỷ đồng/m2 cho 3 thửa đất ở xã Quang Tiến đã được huyện Sóc Sơn công khai. Đó là Phạm Ngọc Tuấn. Một số người khác là Ngô Văn Dương trả giá 101,4 triệu đồng/m2 cho 13 thửa đất, Nguyễn Thế Quân và Nguyễn Thế Trung trả giá 98,4 triệu đồng/m2 cho 10 thửa đất.

Nhận định đây là hành vi phá cuộc đấu giá, UBND huyện Sóc Sơn đã có văn bản yêu cầu cơ quan công an vào cuộc điều tra làm rõ. Được biết, để xác minh thông tin và tiến hành điều tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường - Công an Thành phố Hà Nội đã làm việc với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn. Tại cuộc làm việc, những tài liệu liên quan đến cuộc đấu giá đã được huyện Sóc Sơn cũng cấp để cơ quan công an điều tra làm rõ những hành vi vi phạm.

Việc lợi dụng đấu giá đất để thổi giá, lũng đoạn thị trường đã được cơ quan chức năng chỉ rõ. “Phá” đấu giá đất ở huyện Sóc Sơn tiếp tục cho thấy sự coi thường pháp luật của một số đối tượng. Không trục lợi thành công sẽ sẵn sàng “đạp đổ” - hành vi nguy hiểm này cần được xử lý hình sự để đảm bảo kỷ cương, phép nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ ngày 1/3, Bộ Công Thương sẽ xem xét, thu hồi giấy chứng nhận xuất khẩu gạo trong trường hợp sau 45 ngày bộ này ban hành văn bản đôn đốc nhưng không nhận được báo cáo từ thương nhân. Một số quy định về quyền và trách nhiệm kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân cũng có thay đổi.

Sau nhiều lần họp bàn, CTCP Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) vừa tiếp tục gửi văn bản tới Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng đề nghị được tháo gỡ vướng mắc lớn nhất của dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu.

Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Novaland Đất Tâm, nơi cựu diễn viên Chi Bảo đảm nhiệm vai trò CEO, vừa thực hiện giảm vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng xuống còn 100 triệu đồng.

Novaland đã công bố nghị quyết của HĐQT, ký vào ngày cuối năm 2024. Công ty cho biết đã điều chỉnh giá chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu xuống mức 36.000 đồng/cổ phiếu. Lần điều chỉnh giá gần nhất trước đây là vào tháng 7 năm 2024, giá chuyển đổi khi đó là 40.000 đồng/cổ phiếu. Lô trái phiếu đó có giá trị gốc là hơn 320 triệu USD, theo công bố hồi tháng 7/2024.

Ngày 2/1, gần 12.000 cán bộ nhân viên Tổng công ty May 10 tại 8 tỉnh thành phố trong cả nước đã phát động thi đua sản xuất đầu năm. Với khí thế ra quân ngay từ những ngày đầu, tháng đầu, doanh nghiệp đang cùng ngành dệt may cả nước hướng đến mục tiêu 47 đến 47,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2025.

Doanh số kỷ lục trong tháng 12/2024 đã giúp hãng xe điện BYD của Trung Quốc có một năm tăng trưởng bùng nổ, đạt 4,27 triệu xe năng lượng mới, tăng 41% so với 2023. Đây là lần đầu tiên BYD vượt cột mốc 4 triệu xe hàng năm.