Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 7 luật mới

Sáng 25/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6.

Theo đó, 7 luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 bao gồm bao gồm: Luật Căn cước; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Viễn thông; Luật Tài nguyên nước; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản.

Đáng chú ý, đối tượng áp dụng Luật Căn cước năm 2023 được mở rộng hơn so với Luật Căn cước công dân năm 2014, áp dụng đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; quy định mở rộng, tích hợp nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam trong các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước so với Luật Căn cước công dân năm 2014.

Toàn cảnh buổi họp báo.

Luật Căn cước năm 2023 quy định, mỗi công dân Việt Nam được cấp một căn cước điện tử, có giá trị tương đương như thẻ căn cước sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và các giao dịch, hoạt động khác theo nhu cầu của công dân. Luật có 7 chương, 46 điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Luật Viễn thông năm 2023 gồm 10 chương, 73 điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Về đấu giá kho số viễn thông, tài nguyên Internet, Luật Viễn thông năm 2023 đã quy định cụ thể các loại tài nguyên viễn thông được phân bổ qua hình thức đấu giá.

Đồng chí Phạm Thanh Hà - Phó Chủ nhiệm văn phòng Chủ tịch nước.

Bên cạnh đó, việc xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở năm 2023 nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về kiện toàn, sắp xếp, tinh gọn đầu mối bên trong gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn mối quan hệ công tác của từng tổ chức cơ sở; giảm chi ngân sách nhà nước; cụ thể hóa và tạo cơ sở pháp lý để bảo đảm thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày mai (20/5), dự kiến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ chính thức khai mạc. Trong 26,5 ngày làm việc, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định rất nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung về công tác nhân sự.

Sáng 19/5, HĐND thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề) để bàn và quyết định những vấn đề cấp bách của thành phố. Kỳ họp cũng sẽ thảo luận và quyết định nhân sự Phó Chủ tịch UBND thành phố.

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Tổng Thư ký Quốc hội cho biết thêm, trong chương trình kỳ họp lần này chưa có nội dung phê chuẩn, miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an.

Trải qua 16 năm (1959-1975) liên tục mở đường, vận chuyển, chiến đấu bảo vệ tuyến chi viện chiến lược, phối hợp chiến đấu với lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn 22 tỉnh của ba nước Đông Dương, Bộ đội Trường Sơn đã không ngừng lớn mạnh về tổ chức, biên chế, trình độ tổ chức chỉ huy, hiệp đồng, bảo đảm là nhân tố quyết định góp phần tạo nên thắng lợi các chiến dịch, đi đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV.

Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.