Công bố quyết định thành lập Đại học Luật, ĐHQG Hà Nội

Sáng nay, 18/11, Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập trường.

 

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cùng cán bộ, giảng viên Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trước đó, ngày 23/9, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1124/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Luật trên cơ sở Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Việc thành lập Trường Đại học Luật không chỉ thỏa lòng mong đợi của nhiều thế hệ thầy và trò của nhà trường mà còn góp phần hoàn thiện mô hình phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội. Điều này cũng góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động đào tạo, nghiên cứu luật ở Việt Nam đồng thời thực hiện đầy đủ, hiệu quả chính sách tự chủ đại học của Đảng, Nhà nước trong điều kiện, mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chúc mừng các thế hệ nhà giáo Khoa Luật. Theo Bộ trưởng, việc thành lập Đại học Luật là sự ghi nhận những cố gắng của các thế hệ cán bộ, nhà giáo qua 46 năm không ngừng xây dựng, vun đắp, phát triển và nay đã bước vào chặng đường phát triển mới, với tên gọi mới, tầm vóc và khí thế mới. Với thành viên mới là Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành đại học có nhiều trường thành viên nhất, có cơ cấu đa ngành mạnh nhất trong các trường đại học hiện nay, từ khối khoa học cơ bản tự nhiên và xã hội, công nghệ, y dược, giáo dục, kinh tế, luật… Đây là một cơ cấu đa ngành lý tưởng và phổ biến của các đại học hàng đầu thế giới.

Theo đó, Bộ trưởng hy vọng trong thời gian tới, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục phát huy truyền thống đào tạo để là nơi có chất lượng tốt nhất, tiên phong nhất, mẫu mực nhất đồng thời có đóng góp thiết thực trong xây dựng các bộ luật, trong đó có Luật Nhà giáo - bộ luật quan trọng với ngành mà bộ đang xây dựng.

Tại buổi lễ, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ Trường Đại học Luật. Theo đó, bà Nguyễn Thị Quế Anh được bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng, ông Trịnh Tiến Việt và ông Nguyễn Trọng Điệp được bổ nhiệm chức danh hiệu phó.

Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, có tiền thân là Khoa Pháp lý, thuộc Trường Tổng hợp Hà Nội, thành lập năm 1976. Năm 1979, khoa hợp nhất với Trường Cao đẳng Pháp lý (thuộc Ủy ban Pháp chế của Chính phủ) đẻ hình thành Trường Đại học Pháp lý Hà Nội (nay là Đại học Luật Hà Nội).

Năm 1986, khoa được tái lập trở lại thành đơn vị thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1995, khoa trở thành đơn vị thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2000, khoa được nâng cáp trở thành khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngày 23/9/2022, khoa được Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1124/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Luật và trở thành đại học thứ 9 trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.

Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.

Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.

Sáng 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ gặp mặt các đội tuyển học sinh giỏi TP. Hà Nội tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bậc THPT, năm học 2023-2024.

Năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục Thủ đô chú trọng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông qua tổ chức nhiều chuyên đề, hội giảng nhằm bồi dưỡng đội ngũ nâng cao trình độ công nghệ thông tin.