Công diễn các vở opera nổi tiếng thế giới tại Việt Nam
Đây là một vở nhạc kịch kinh điển của Guiseppe Verdi, dựa theo tiểu thuyết nổi tiếng “Trà hoa nữ” của Alexandre Dumas.
Vở diễn kể câu chuyện về Violetta, một kỹ nữ Pháp thế kỷ XIX, người phải đối mặt với những bi kịch và bất công trong cuộc sống. Rồi một ngày, cô trúng tiếng sét ái tình của chàng trai trẻ Alfredo xuất thân từ một gia đình quyền thế. Cặp đôi sẵn sàng từ bỏ mọi phù hoa nhưng cuộc sống của họ không đơn giản bởi cái nhìn định kiến của xã hội bấy giờ.
Bằng âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn, “La Traviata” hấp dẫn khán giả và trở thành một trong những vở opera được trình diễn nhiều nhất thế giới.
NSND Nguyễn Công Bẩy, Giám đốc Nhà hát Hồ Gươm chia sẻ: “Đây là vở diễn khó cho cả các nghệ sĩ biểu diễn và khó cho cả những người tiếp cận nhưng không có cách nào khác Nhà hát Hồ Gươm phải làm và phải đưa nhạc kịch kinh điển thế giới về Việt Nam.
Đây là nhiệm vụ rất quan trọng nâng cao chất lượng thưởng thức nghệ thuật cho khán giả Thủ đô và cán bộ công an nhân dân. Chúng tôi sẽ dần dần biểu diễn các vở diễn còn khó hơn nữa để nghệ thuật của Việt Nam và quốc tế nó sẽ đến một điểm trùng nhau và chúng ta không phải ra thế giới, chúng ta vẫn đón nhận được những tác phẩm của thế giới diễn tại Thủ đô Hà Nội”.
Bà Nguyễn Bích Hằng, khán giả cho hay: “Lần trước là Carmen và lần này là La Traviata. Chúng tôi cảm thấy rất là vui, thích lắm. Biểu diễn bằng tiếng Pháp, những người không hiểu thì vẫn có bảng phiên dịch để mọi người hiểu được nên tôi nghĩ là bất kỳ ai cũng hiểu được nội dung của vở diễn”.
Khó cả về thanh nhạc, khí nhạc và kỹ thuật biểu diễn, song các nghệ sĩ Việt Nam đã mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc khi có cơ hội trải nghiệm những vở nhạc kịch nổi tiếng và được yêu thích toàn cầu ngay tại sân khấu Việt Nam.
Đưa nghệ thuật opera đến gần hơn với công chúng Việt Nam. Đây không chỉ là cơ hội để khán giả được thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật kinh điển, mà còn là dịp để các nghệ sĩ Việt Nam thể hiện tài năng và niềm đam mê của mình trên sân khấu lớn.
Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.
Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.
0