Công đoàn Việt Nam thể hiện khát vọng phát triển đất nước
Ngay từ đầu giờ sáng, các đại biểu đã nghe tham luận về chủ đề: Công đoàn Dệt May Việt Nam với công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi lao động nữ, xây dựng gia đình đoàn viên, người lao động no ấm, hạnh phúc"; "Phát huy hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh”.
Nghe báo cáo tiếp thu, giải trình vào dự thảo Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và Báo cáo tiếp thu, giải trình Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung).
Cuối giờ làm việc, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam, thông qua Nghị quyết Đại hội.
Đặc biệt, tại phiên bế mạc sáng nay (03/12), đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã tới tham dự và chúc mừng Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII nhiệm kỳ 2023-2028, với 168 ủy viên.
Với tinh thần “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam là Đại hội chuyển hướng mạnh mẽ về nhiệm vụ trọng tâm hoạt động công đoàn, đột phá trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, tiếp tục bồi đắp các giá trị văn hóa của tổ chức công đoàn để hướng tới 100 năm Công đoàn Việt Nam.
Những quyết định của Đại hội thể hiện ý chí và nguyện vọng của đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước, của các cấp công đoàn, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Chiều 4/11, tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, đã tổ chức phiên trù bị. Tham dự của 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sáng nay Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm thì việc tổng hợp, lấy ý kiến người dân với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật là vô cùng quan trọng. Song, công việc này vẫn còn hình thức và chưa mang lại hiệu quả cao. Đây là phản ánh của đại biểu Quốc hội về chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong phiên thảo luận 4/11.
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội chiều 4/11, Đại biểu Nguyễn Tri Thức - Đoàn ĐBQH TP. HCM đề nghị Chính phủ quan tâm quản lý các trang thông tin trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông để kiểm soát các hoạt động mua bán sữa mẹ trái phép và cần có các chính sách để vận động hiến tặng sữa mẹ, giống chính sách vận động hiến máu tình nguyện.
Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng 4/11, các đại biểu đã bày tỏ sự quan tâm đến nhiều vấn đề nóng của xã hội trên các lĩnh vực: lao động việc làm, y tế, giáo dục... Đặc biệt là những vấn đề cần quan tâm sau siêu bão Yagi vừa qua.
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội sáng 4/11, đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình kiến nghị nhân dân và cử tri mong muốn xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình khẩn cấp để trục lợi.
0