Công nghệ biến nước biển thành nước ngọt ít tốn năng lượng
Công ty Waterise đã phát triển một phương pháp xử lý nước sâu, mà họ cho biết có thể cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng để khử muối nước biển tới 40%.
Ông Neils Petter Wright, Giám đốc điều hành của công ty Waterise cho biết: "Chúng tôi đang kết hợp hai công nghệ khử muối, gồm công nghệ hiện có được cải tiến và một cách thức thông minh hơn để thực hiện khử muối gọi là RO”.
RO hay thẩm thấu ngược là công nghệ đẩy nước qua màng mịn để tách muối. Quá trình này cũng cần sử dụng nhiều năng lượng, nhưng điểm khác biệt là nó có thể hút nước từ độ sâu hàng trăm feet dưới biển.
Đại diện Waterise cũng cho biết, công nghệ của công ty còn sử dụng áp suất thủy tĩnh. Áp suất nước tỷ lệ thuận với độ sâu, vì vậy thông thường, khá nhiều năng lượng được sử dụng để dẫn nước biển vào đất liền. Tuy nhiên, công nghệ mới của Waterise khiến công việc này trở nên dễ dàng hơn.
Ông Neils Petter Wright nêu rõ: "Chúng tôi đang sử dụng áp suất thủy tĩnh và sử dụng một máy bơm hiện đại để hút nước biển dưới sâu. Sau khi chúng tôi hạ máy bơm xuống dưới biển và khởi động vài phút, nước biển được hút lên nhanh chóng và dễ dàng."
Trước kia, hầu hết các dự án khử muối nước biển công suất cao trên thế giới đều ở Trung Đông, nơi giá năng lượng rẻ hơn và các quy định về môi trường lỏng lẻo hơn các nước khác. Giờ đây Waterise cho biết, công nghệ của họ giúp giảm tới 90% nhu cầu về đất ven biển. Công ty có thể sản xuất 50 triệu lít nước ngọt mỗi ngày, đủ để cung cấp cho một thành phố có hàng trăm nghìn người.
Ông Neils Petter Wright nêu rõ: "Điểm khởi đầu tiêu chuẩn của chúng tôi là sản xuất 50 triệu lít nước ngọt mỗi ngày, đủ để cung cấp cho gần một nửa số người dân tại thủ đô Oslo của Na Uy.”
Đại diện Waterise cũng cho hay, công ty đã xây dựng hai cơ sở tại thành phố Oslo, đồng thời có kế hoạch mở rộng quan hệ đối tác trên toàn cầu.
Ô nhiễm leo thang, hạn hán kỷ lục và các tầng chứa nước ngầm bị thu hẹp chỉ là một số nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng nước toàn cầu. Dữ liệu được công bố gần đây từ Viện Tài nguyên Thế giới ước tính, một phần ba GDP toàn cầu có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng căng thẳng vì nhu cầu với nguồn nước tăng cao vào năm 2050.
Ngày 21/12, Thủ tướng Albania Edi Rama cho biết, Chính phủ nước này sẽ cấm mạng xã hội TikTok trong ít nhất 1 năm kể từ năm 2025.
Cây cầu nối hai bang Maranhao và Tocantins của Brazil đã bị sập, khiến ít nhất hai người thiệt mạng và nhiều người khác mất tích. Các cơ quan chức năng huy động đội cứu hộ và bắt đầu điều tra sau sự cố thảm khốc này.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ trả đũa Houthi, sau khi lực lượng này bắn tên lửa vào thành phố Tel Aviv. Đồng thời ông cũng cảnh báo, Israel sẽ nhắm vào những “nhánh cuối cùng” của liên minh do Iran hậu thuẫn.
Một chiếc máy bay nhỏ chở 10 người đã đâm vào các cửa hàng ở trung tâm thành phố du lịch miền Nam Brazil ngày 22/12, khiến tất cả mọi người trên máy bay thiệt mạng.
Đài phun nước Trevi ở Italy đã được mở cửa lại sau hơn hai tháng vệ sinh và phục hồi, một phần trong công tác chuẩn bị của Rome cho Năm Thánh Công giáo La Mã 2025.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin vào tối ngày 22/12.
0