Công nghệ kỹ thuật số trong xưởng đóng tàu Trung Quốc
Các kỹ sư đeo kính 3D để làm việc trong một cabin mô phỏng của tàu chở hàng lỏng. Bằng cách tạo bản sao ảo của tàu, các chuyên gia đóng tàu có thể đánh giá mọi chi tiết trong thiết kế, kiểm tra hiệu suất, phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và chỉnh sửa nguyên mẫu thử nghiệm trước khi bắt đầu sản xuất thực tế. Trước đây, các kỹ sư sẽ dựa theo bản vẽ 2D và tưởng tượng các chi tiết. Nhưng từ khi có mô hình 3D, độ chính xác cao hơn và chi phí vật liệu, gia công giảm trên 50%.
Ngoài sử dụng kỹ thuật số, các công ty đóng tàu của Trung Quốc cũng ứng dụng công nghệ robot vào dây chuyên sản xuất. Ví dụ như "Diaoma" – một bộ phận then chốt trong việc vận hành cần trục của tàu. Việc sản xuất Diaoma từng rất tốn thời gian và công sức. Từ khi sử dụng dây chuyền sản xuất bằng robot, chi phí lao động giảm và năng suất tăng đáng kể.
Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến đã mang lại nhiều đột phá mới trong sự phát triển của ngành đóng tàu Trung Quốc.
Vietnam Airlines có kế hoạch phát hành hồ sơ mời thầu vào năm 2025 để mua 50 máy bay thân hẹp mới, hướng tới mục tiêu 170 máy bay mới vào năm 2035.
Sáu thập kỷ sau khi tàu Shinkansen chở khách đầu tiên giữa Tokyo và Osaka hoạt động, nhà chức trách Nhật Bản đang lên kế hoạch xây dựng đường băng tương tự để chở hàng.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines sẽ gửi đề xuất đến các nhà sản xuất máy bay vào năm 2025 mua thêm 50 máy bay thân hẹp để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Còn hơn hai tháng đến Tết nhưng thị trường vé máy bay khá trầm lắng, nhiều chặng bay mọi năm bận rộn thì năm nay vẫn còn vé.
Cục Hàng không Việt Nam vừa công bố kết quả khai thác, vận hành bay trong tháng 10 của các hãng hàng không trong nước. Theo đó, tỷ lệ chuyến bay đúng giờ mới đạt gần 75%.
Tuyến Metro Nhổn – Ga Hà Nội đi vào hoạt động đã đáp ứng phần nào nhu cầu đi lại của người dân, giảm bớt áp lực giao thông cho các trục đường bộ lân cận. Hàng triệu lượt khách đã di chuyển bằng tuyến metro này.
0