Công nghiệp văn hóa - TPHCM nhiều lợi thế phát triển

Công nghiệp văn hóa dù ra đời muộn hơn so với ngành công nghiệp khác nhưng do phù hợp với xu thế của thời đại nên có triển vọng lớn, có tiềm năng phát triển và mang lại hiệu quả cao. Việc đặt mục tiêu phát triển ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn TPHCM không chỉ đảm bảo nhu cầu hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân mà còn xác lập thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa, tăng cường khả năng cạnh tranh của các thương hiệu TPHCM.

Đây là một trong 50 lễ hội, sự kiện được sở Văn hóa và thể thao TPHCM thực hiện trong năm 2023. Tại lễ hội này, các tiết mục văn hóa truyền thống về múa rối và nhạc kèn đã mang lại hiệu ứng tích cực cho khán giả.

Thành công của những lễ hội như thế này là một trong những minh chứng quan trọng để thành phố HCM kỳ vọng phát triển thành công công nghiệp văn hóa trong thời gian tới.

50 lễ hội, sự kiện được sở Văn hóa và thể thao TPHCM thực hiện trong năm 2023

Thạc sĩ, Nghệ Sĩ Trần Được - Phó Trưởng Đoàn Đoàn Rồng Phương Nam - Nhà hát Nghệ Thuật Phương Nam: "Liên hoan năm nay thành công, hi vọng sang những năm tới, hi vọng được sự quan tâm của sở văn hóa, UBND TPHCM, thì  sẽ phát triển hàng năm cái liên hoan múa rối này  để cho các nghệ sĩ có sân chơi về nghệ thuật cũng như là để cho  tất cả khan giả trong nước và quốc tế có thể biết thêm về nền văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam nói riêng  và múa rối nói chung"

Ông Nguyễn Thanh Nhàn-  Giám đốc Trung tâm Văn hóa và Thể thao quận 11, TPHCM: "Quận 11 năm nay có cái mới là ra mắt được phố ẩm thực Hà Tôn quyền, khu này ẩm thực rất mới của người Hoa ở đây. Do đó năm nay lần đầu tiên tổ chức chuỗi hoạt động cùng với quận 5  tổ chức hoạt động nhân tết Nguyên Tiêu vào ngày 15 tháng Giêng. Đây là cái mới nhất trong năm nay".

Phát triển hàng năm liên hoan múa rối để cho các nghệ sĩ có sân chơi về nghệ thuật

Để phát triển ngành công nghiệp văn hóa, TP.HCM tập trung thực hiện chỉ tiêu chủ yếu của 8 ngành: Ngành điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, quảng cáo, du lịch văn hóa, thời trang.

Việc đầu tư nguồn lực phù hợp, khuyến khích xã hội hóa, tập trung phát triển một số ngành sẵn có lợi thế, có nhiều giá trị sẽ đóng góp vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thành phố. Trong đó, giai đoạn 2020-2025, TPHCM phấn đấu doanh thu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP, giai đoạn 2025-2030 là 6% và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.

TPHCM có 17.670 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực văn hóa

Bà Nguyễn Thị Thanh Thuý – Phó Giám đốc sở Văn hóa và Thể thao TPHCM: "Chúng tôi hiểu rằng để phát huy  đúng mức nguồn lực công nghiệp văn hóa trên địa bàn tp. Bên cạnh đè án đươợc ban hành thì cần rất nhiều những hoạt động cụ thể và sự quyết  tâm nỗ lực trong đó thì làm sao có đc  những cơ chế, chính sách để khai thác đúng mức về nguồn lực xã hội hóa để đóng góp cho phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố".

Hiện nay, TPHCM có 17.670 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực văn hóa, chiếm tỷ lệ 7,74% trong tổng số doanh nghiệp của toàn thành phố.

TP HCM  thu hút khách du lịch từ những sản phẩm văn hoá

Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp văn hóa đối với GRDP và sự phát triển kinh tế của TP ngày càng lớn.

Việc lựa chọn loại hình, lĩnh vực trọng tâm và có cơ chế, chính sách phát triển sẽ tạo động lực để các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp ngày càng lớn hơn và góp phần phát huy giá trị văn hóa trong quá trình phát triển, hội nhập của thành phố nói chung và ngành văn hóa nói riêng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 14/5, trong phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành cho ý kiến và thông qua Quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Qua thảo luận, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao cần thiết, cấp bách phải trình Quốc hội thông qua.

Bộ trang phục của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow “Ngày em thắp sao trời” tối 4/5 tại TP HCM đã gây tranh cãi trong dư luận. Tới đây, liveshow này sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 18/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã yêu cầu đơn vị tổ chức và phía Đàm Vĩnh Hưng cam kết các vấn đề liên quan đến trang phục đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Những ngày này, đến thăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, người dân và du khách sẽ có dịp hiểu rõ hơn những giá trị của danh thắng nổi tiếng này dưới góc nhìn của các Nghệ sĩ nhiếp ảnh qua triển lãm “Còn mãi với thời gian”.

Tại thành phố Hải Phòng, Lễ hội Hoa phượng đỏ 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa và đặc sắc.

Triển lãm mỹ thuật “Người Hà Nội & Qua miền Tây Bắc” là hoạt động văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Tòa nhà di sản 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài, tòa biệt thự có kiến trúc Đông Dương vừa được thành phố trùng tu để trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội.

“Những ngày Văn học châu Âu”- một sự kiện thường niên do Hiệp hội các tổ chức về văn hóa châu Âu (EUNIC) tổ chức, đang diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM. Chương trình năm nay kéo dài đến ngày 19/5 và giới thiệu những tác phẩm nữ quyền và queer (đa dạng tính dục) của các nhà văn trẻ, gợi mở những hướng tiếp cận khác từ những tác phẩm kinh điển của văn chương châu Âu.