Công nhận thêm 33 Bảo vật Quốc gia
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg phê duyệt danh sách 33 Bảo vật Quốc gia thuộc đợt 13 năm 2024.
Theo quyết định, 33 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia bao gồm:
1- Đàn đá Đắk Sơn, niên đại: Khoảng 3.500-3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Nông.
2- Chõ gốm, niên đại: Văn hóa Đông Sơn (khoảng 2.500-2.000 năm cách ngày nay); hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Phạm Gia Chi Bảo, Thành phố Hồ Chí Minh.
3- Trống đồng Vũ Bản, niên đại: Văn hóa Đông Sơn, thế kỷ 3-2 trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Nam.
4- Trống đồng Đông Sơn (Sưu tập Kính Hoa), niên đại thế kỷ 3-2 trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính, thành phố Hà Nội.
5- Trống đồng Đông Sơn (Sưu tập Hoàng Long), niên đại thế kỷ 3-2 trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Lương Hoàng Long, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
6- Thạp đồng Đông Sơn (Sưu tập Hoàng Long), niên đại thế kỷ 3-1 trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Lương Hoàng Long, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
7- Bộ sưu tập trang sức vàng Lai Nghi, niên đại từ thế kỷ 3 trước Công nguyên đến giữa thế kỷ 1; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Nam.
8- Hạt mã não hình thú Lai Nghi, niên đại từ thế kỷ 3 trước Công nguyên đến giữa thế kỷ 1; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Nam.
9- Tượng đồng tê tê Long Giao, niên đại khoảng thế kỷ 1-2; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Nai.
10- Đầu tượng Phật Linh Sơn Bắc, niên đại thế kỷ 1-3; hiện lưu giữ tại Ban quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang.
11- Mộ vò Gò Cây Trâm, niên đại thế kỷ 4-5; hiện lưu giữ tại Ban quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo, tỉnh An Giang.
12- Tượng Avalokitesvara Bắc Bình, niên đại thế kỷ 8-9; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận.
13- Phù điêu Shiva múa Phong Lệ, niên đại thế kỷ 10; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng.
14- Phù điêu Uma Chánh Lộ, niên đại thế kỷ 11; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng.
15- Sưu tập Đầu phượng thời Lý, Hoàng thành Thăng Long, niên đại thế kỷ 11-12; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội.
16- 6 tượng Kim Cương chùa Đọi Sơn, niên đại thời Lý (1118-1121); hiện được lưu giữ tại chùa Đọi Sơn, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
17- Bia chùa Linh Xứng, niên đại ngày 3 tháng 3 năm Bính Ngọ, niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 7 (đời vua Lý Nhân Tông, 1126); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
18- Mộc bài Đa Bối, niên đại ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Tỵ, niên hiệu Thiệu Long thứ 12 (1269); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
19- Tượng rồng Tháp Mẫm, niên đại thế kỷ 12-13; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng.
20- Phù điêu Kala Núi Bà, niên đại thế kỷ 14; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên.
21- Bình Ngự dụng thời Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long, niên đại thế kỷ 15; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội.
22- Đôi rồng đá thành bậc đình Trích Sài, niên đại thế kỷ 15; hiện lưu giữ tại đình Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
23- Sưu tập gốm sứ cung Trường Lạc thời Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long, niên đại thế kỷ 15-16; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội.
24- Khánh đá chùa Điều, niên đại: Ngày tốt tháng 8 năm Nhâm Thân, niên hiệu Chính Hòa thứ 13 (đời vua Lê Hy Tông, 1692); hiện lưu giữ tại chùa Điều, xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
25- Đôi tượng nghê đồng, niên đại thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội.
26- Chuông Ngọ Môn thời Minh Mạng, niên đại ngày mồng 6 tháng 4, năm Minh Mạng thứ 3 (1822); hiện lưu giữ tại Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.
27- Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo," niên đại tháng 3, năm Minh Mạng thứ 4 (1823); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tỉnh Bắc Ninh.
28- Phù điêu thời Minh Mạng, niên đại năm 1829; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.
29- Cặp tượng rồng thời Thiệu Trị, niên đại năm 1842; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.
30- Bộ tượng Tam tổ Trúc Lâm, niên đại thế kỷ 19; hiện thờ tại chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
31- Ngai Hoàng đế Duy Tân, niên đại đầu thế kỷ 20; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.
32- Bộ kim phẩm đền Nghè, niên đại đầu thế kỷ 20; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hải Phòng.
33- Ba chiếc xe ôtô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, niên đại từ năm 1954 đến 1969; hiện lưu giữ tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Theo TTXVN
Với kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề, những chiếc áo dài của nhà thiết kế Hoàng Ly đều có những nét riêng biệt không thể lẫn với bất cứ thương hiệu nào. Hoàng Ly đón chào năm mới 2025 với bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Ánh sáng vũ trụ" - một sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại, giữa thời trang và vũ trụ.
“Quà tặng của nhân gian” là sự kiện văn hoá nổi bật của Hà Nội để đón chào năm mới 2025. Tại chương trình, giữa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi được định hướng trở thành không gian sáng tạo của Thủ đô, người dân và du khách lần đầu tiên được gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân đến từ khắp mọi miền đất nước. Sự kiện không chỉ khẳng định Hà Nội là nơi kết nối di sản văn hóa truyền thống và nghệ thuật đương đại mà còn góp phần gìn giữ, phát huy, tôn vinh những giá trị đặc sắc của các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam.
Mô hình “Di tích lịch sử, văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” là một trong những điểm sáng trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội, qua đó định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử chuẩn mực cho tất cả mọi người khi tham gia các hoạt động du lịch tại các di tích. Việc hình thành nét văn hóa ứng xử văn minh này không chỉ thể hiện sự trân trọng với di sản mà còn góp phần làm giàu thêm bản sắc, giúp các di tích của Hà Nội trở thành những điểm đến an toàn, hấp dẫn.
Với mục tiêu xây dựng Hà Nội thành Thủ đô của tri thức, Thủ đô của văn hóa đọc, nhiều hoạt động hướng đến thế hệ trẻ với hình thức sinh động đang được các cơ quan, ban, ngành và nhà trường cùng chung tay để văn hóa đọc được lan tỏa rộng rãi.
Luật Thủ đô 2024 đã mở ra những bước tiến mới trong việc bảo tồn và phát triển các khu phố, tuyến phố và làng nghề, nhằm thu hút du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại, cải thiện điều kiện sống của người dân và bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.
Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đang diễn ra chương trình đặc biệt “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
0