Công tác khắc phục hậu quả bão và ứng phó mưa lũ

Hiện nay, công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó mưa, lũ lớn ở các tuyến sông trên địa bàn Thành phố Hà Nội đang được chính quyền địa phương và người dân khẩn trương thực hiện.

Mực nước các hồ thủy lợi, sông nội địa và các trục tiêu lớn trên địa bàn thành phố vẫn đang ở mức cao: mực nước trên sông Tích, sông Bùi đều đạt báo động 3; sông Đáy, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Nhuệ báo động 2; sông Mỹ Hà đạt báo động 1.

Mực nước các sông chính (sông Hồng, sông Đà, sông Đuống) đều đã giảm dưới báo động 1 do điều tiết, đóng cửa xả các hồ chứa thủy lợi (hiện nay, hồ Thác Bà mở 02 cửa xả mặt, hồ Tuyên Quang mở 02 cửa xả đáy).

Về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sau bão lũ và hỗ trợ, đảm bảo đời sống nhân dân, theo cập nhật đến 15h30 ngày 15/9/2024, trong số 106.000 người dân được sơ tán, di dời khỏi địa bàn có nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa, lũ, đã có khoảng trên 75.000 người trở về nhà, số còn lại khoảng trên 30.000 người tập trung chủ yếu ở các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Ứng Hòa.

Trong số gần 112.000 khách hàng phải tạm ngừng cấp điện do ảnh hưởng của bão, lũ, đến 16h00 ngày 15/9/2024 đã có gần 88.000 khách hàng đã được cấp điện trở lại.

Trên địa bàn các địa phương bị ảnh hưởng bởi lũ lớn như Chương Mỹ, Quốc Oai hiện vẫn còn tình trạng úng ngập.

Lực lượng chức năng tập trung khôi phục, thu dọn cây xanh gãy, đổ sau bão.
Lực lượng chức năng tập trung khôi phục, thu dọn cây xanh gãy, đổ sau bão.

Về công tác giải tỏa cây đổ, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn: tính đến 14h ngày 15/9/2024, khối lượng rác từ các quận, huyện về khu xử lý tập trung khoảng gần 62.000 tấn.

Đến 16h00 ngày 15/9/2024, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã tổ chức tiếp nhận tổng số tiền đăng ký và ủng hộ là: 58.500 tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội sẽ trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố số tiền 30 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân 12 tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ hôm nay, 19/9 bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.