Công tác ứng phó bão Yagi tại tỉnh tâm bão Quảng Ninh

Sau khoảng 4 ngày đi vào biển Đông, cơn bão số 3 có tên gọi quốc tế là bão Yagi đã tăng từ cấp 8 lên cấp 16, trở thành một trong những cơn bão mạnh nhất tại Biên Đông trong vòng 10 năm qua. Dự báo từ trưa chiều nay 6/9, bão số 3 sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó có Quảng Ninh.

Quảng Ninh hiện đang là một trong những tỉnh được đánh giá là chịu ảnh hưởng từ cơn bão số 3 nhiều nhất. Ngay từ 11h trưa nay, ngày 6/9, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện cấm biển để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, du khách, người dân khi cơn bão có nhiều chiều hướng diễn biến phức tạp.

Công tác ứng phó với bão lũ, cứu hộ cứu nạn cũng được UBND tỉnh cùng các lực lượng Công an, bộ đội lên kế hoạch chi tiết từ sớm, với tinh thần “tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người\".

Tại tỉnh Quảng Ninh, lệnh cấm biển có hiệu lực từ 11h00 ngày 6/9.
Tại tỉnh Quảng Ninh, lệnh cấm biển có hiệu lực từ 11h00 ngày 6/9.

Qua đánh giá, chịu ảnh hưởng từ siêu bão lần này, tuyến biển ven bờ các huyện Móng Cái, Cô Tô, Vân Đồn, Thành phố Hạ Long, Cẩm Phả có khả năng xảy ra dông lốc, gây đắm, chìm tàu, thuyền.

Các cán bộ, chiến sĩ được quán triệt duy trì nghiêm các chế độ trực, tăng cường canh trực thông tin tìm kiếm cứu nạn, nắm chắc tình hình người, phương tiện đang hoạt động trên biển và cùng chủ tàu, thuyền trưởng kêu gọi, hướng dẫn cho tàu thuyền vào nơi neo đậu an toàn; hoặc hướng dẫn di chuyển tàu thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm của bão.

Theo ghi nhận của phóng viên Đài Hà Nội, thời điểm này, tất cả các tàu thuyền trên địa bàn đã về bờ tập kết để tránh bão theo kế hoạch.
Tất cả các tàu thuyền trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã về bờ tập kết để tránh bão theo kế hoạch.

Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu tổ chức nạo vét, phát quang, khơi thông dòng chảy hệ thống mương, suối, cống thoát nước trên địa bàn để phòng chống ngập úng. Tổ chức cắt tỉa cành, nhánh, chằng chống cây xanh, gia cố lại các biển quảng cáo, cột viễn thông, kiến trúc cao tầng, tập trung chằng chống nhà cửa, nhà xưởng, thiết bị, cây xanh. Tất cả đều hoàn thành trước 16h ngày 6/9.

Tính đến chiều tối 5/9, khoảng 2.900 cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biển với gần 3.000 lao động đã thực hiện gia cố và tổ chức di chuyển người lên bờ, việc di dời này sẽ phải xong trước 16h ngày hôm nay.

Tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu tuyệt đối không để lại người trên các lồng bè, chòi canh khi bão đổ bộ dự kiến vào đêm nay. Bão Yagi dự kiến sẽ có cường độ gió cuối cấp 12 ngay trước khi đổ bộ vào gần Việt Nam, sau đó tốc độ gió dự kiến sẽ giảm nhanh sau khi đổ bộ. Mặc dù tốc độ gió bão được dự báo sẽ giảm nhanh sau đổ bộ nhưng hoàn lưu bão số 3 gây mưa rất lớn diên rộng, ngay cả khi tâm bão không đổ bộ vào Việt Nam.

Hai yếu tố cần chú ý nhất khi cơn bão Yagi đổ bộ là tố lốc, sấm sét trước khi bão vào và vấn đề úng ngập ở các vùng trũng thấp. Hiện công tác ứng trực tại các điểm nóng trong vùng tâm bão đang được gấp rút thực hiện.

Sau cuộc họp trực tuyến chiều qua, Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo các tỉnh thành phố tăng cường công tác ứng trực, sẵn sàng ứng phó khi bão đổ bộ. Trong sáng nay, đoàn kiểm tra của Phó Thủ tướng cũng đã di chuyển đến hai tỉnh vùng tâm bão là Quảng Ninh và Hải Phòng để kiểm tra đôn đốc công tác chuẩn bị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ dự báo, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão nên ngày và đêm nay (19/9), Hà Nội có mưa rào rải rác và dông, có nơi mưa to.

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.