Công tác ứng phó với bão Noru đã thành công
Sáng 28/9, báo cáo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó với bão số 4, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết: Công tác chuẩn bị, ứng phó với bão đã được lực lượng chức năng thành phố thực hiện nghiêm túc, kịp thời. Nhờ đó, trên địa bàn không có thiệt hại về người và hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết thêm, ngay sau khi bão tan, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương nhanh chóng vào cuộc xử lý, khắc phục hậu quả của bão, cố gắng trong ngày 29/9 tất cả các hoạt động của địa phương sẽ trở lại bình thường. Chính quyền thành phố ghi nhận và cảm ơn sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng vũ trang, các tổ chức, cá nhân, toàn dân thành phố đã đồng hành, chia sẻ, cùng chung tay ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 4.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, trước thời điểm bão đổ bộ, cơ quan chức năng đã tích cực vận động, tuyên truyền nhưng còn khoảng 60 thuyền viên đang neo tàu tại âu thuyền Thọ Quang không chịu rời tàu cá để lên bờ tránh bão. Các thuyền viên muốn có ít nhất một người ở trên tàu để bảo vệ tàu, tránh việc tàu bị chìm do mưa bão. Trước tình hình này, UBND thành phố đã bố trí lực lượng Biên phòng, Công an túc trực tại âu thuyền Thọ Quang để kịp thời xử lý những tình huống có thể xảy ra. Đến sáng 28/9, các thuyền viên này đều khỏe mạnh, không có thương vong và thiệt hại về tài sản.
Theo báo cáo lúc 10 giờ ngày 28/9 của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng, bão số 4 đã làm tốc mái 7 ngôi nhà ở các quận Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ. Các hộ dân đã được kịp thời sơ tán đến nơi an toàn, lực lượng chức năng đang tập trung giúp nhân dân khắc phục. Ngoài ra, 3.340 trạm biến áp bị mất điện, 252.849 khách hàng bị mất điện là (hiện đã khôi phục cho 5.211 khách hàng). Công ty Điện lực thành phố Đà Nẵng đang khẩn trương tiếp tục khôi phục toàn bộ hệ thống điện trên địa bàn.
Toàn thành phố có khoảng 1.841 cây ngã đổ, 880 cây bị nghiêng. Trụ sở của một số cơ quan, đơn vị bị hư hỏng nhẹ phần tường rào, mái…
Trong sáng 28/9, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã có công văn cho cán bộ, công chức, viên chức đi làm lại từ chiều cùng ngày. Các sở, ban, ngành, địa phương tùy tình hình thực tế sớm khôi phục và triển khai các hoạt động bình thường. Sở Giáo dục và Đào tạo có công văn thông báo cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông, giáo dục thường xuyên đi học trở lại từ ngày 29/9.
Chủ trì tại điểm cầu thành phố Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó với bão số 4 nhận định: Các địa phương đã làm tốt công tác ứng phó với bão. Hệ thống chính trị đã vào cuộc với tinh thần cao, lực lượng Công an, Quân đội đã huy động toàn bộ nguồn lực chuẩn bị chống bão. Đây là cơn bão có diễn biến phức tạp nhưng không gây thiệt hại về người. Điều này cho thấy, công tác ứng phó đã thành công. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp Trung ương đến địa phương, người dân đã nhận thức tốt và chấp hành nghiêm các chỉ đạo của chính quyền. Bên cạnh đó, bà con sẵn sàng đùm bọc nhau; hàng vạn người đã di tản sang các nhà kiên cố lân cận; nhiều chủ nhà hàng, khách sạn cung cấp chỗ trú bão miễn phí.
Phó Thủ tướng yêu cầu, các địa phương cần sớm tổng hợp thiệt hại để báo cáo Chính phủ; đồng thời khẩn trương triển khai hỗ trợ nhân dân, cơ sở sớm khôi phục hoạt động. Các công trình điện, trường, trạm, nhà dân bị hư hỏng cần sớm được khôi phục. Sau khi bão tan, các địa phương không được chủ quan, lơ là, phải tiếp tục rà soát, ứng trực tại các khu vực nguy hiểm để ngăn ngừa thiệt hại.
Tiếp tục Phiên họp thứ 41, chiều 6/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 6/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025 của ngành ngoại giao.
Sáng 6/1, tại tỉnh Gia Lai, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI.
Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc có ý nghĩa chính trị to lớn, tác động đến toàn bộ các lĩnh vực trong đời sống xã hội, được cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân quan tâm và đồng tình ủng hộ.
Sáng 06/01, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025 của ngành ngoại giao. Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Chiều ngày 6/1, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung chủ trì hội nghị.
0