Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt đi vào hoạt động
Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt được thành lập trên cơ sở hợp nhất Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn theo phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 303/TTg-ĐMDN ngày 07/04/2022 và quyết định 562/QĐ-TTg ngày 26/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn đến năm 2025.
Về cơ cấu tổ chức, công ty sẽ gồm có 8 phòng, 17 Chi nhánh trực thuộc và cơ sở tại Sài Gòn; trong đó, có 4 chi nhánh toa xe, 2 chi nhánh đoàn tiếp viên đường sắt và 11 chi nhánh vận tải đường sắt. Trụ sở Công ty cổ phần Vận tải đường sắt đặt tại địa chỉ 130 đường Lê Duẩn, phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Bộ máy lãnh đạo công ty gồm Hội đồng quản trị có 5 thành viên do ông Đỗ Văn Hoan làm Chủ tịch Hội đồng quản trị; Ban điều hành có 5 thành viên do ông Đào Anh Tuấn làm Tổng giám đốc.
Sự kiện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt động đánh dấu sự thay đổi lớn đối với vận tải đường sắt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuât kinh doanh vận tải đường sắt, giảm chi phí, giảm giá thành vận tải. Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt cũng tập trung nguồn lực, tài chính, phương tiện vận tải để tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, tăng khả năng huy động vốn cho các kế hoạch phát triển vận tải đường sắt.
Trước mắt, Công ty sẽ nỗ lực thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu Đại hội đồng cổ đông giao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước; từng bước nâng cao việc làm, đời sống cho người lao động. Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu từng bước mở rộng thị phần vận tải đường sắt cả về hành khách, hàng hoá. Bên cạnh hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt, công ty sẽ tập trung phát triển kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ để gia tăng giá trị sản phẩm, tăng doanh thu tạo thêm việc làm cho người lao động. Công ty cũng sẽ nỗ lực trong việc bảo toàn vốn và tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn của doanh nghiệp theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Công ty.
Đối với các cổ đông của hai Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội, Sài Gòn trước đây sẽ trở thành cổ đông của Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt, ngoài việc được hưởng những lợi ích gia tăng từ việc hợp nhất mang lại, các cổ đông sẽ thuận lợi trong việc tìm hiểu, đánh giá chuyên sâu đối với hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần Vận tải đường sắt và thị trường vận tải đường sắt.
Với việc được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước, Vietcombank có thể sớm phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 49,5%.
Tại Hội nghị toàn quốc triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, tình hình kinh tế xã hội 2024 và giải pháp năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh ưu tiên và làm mới các động lực tăng trưởng, để phấn đấu GDP năm 2025 đạt 8%.
Tại Nghị quyết chất vấn kỳ họp thứ 8 được thông qua chiều 30/11, Quốc hội đã đồng ý với các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng từ Covid-19 để Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sớm phục hồi và phát triển bền vững.
Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, tỉnh Hưng Yên với vị trí gần kề là một trong những địa phương có mối liên kết gắn bó chặt chẽ nhất với Thủ đô trong việc giao thương hàng hóa, trong đó có nông sản.
Theo các báo cáo nghiên cứu, thống kê, Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người sở hữu loại tài sản này.
Sau 4 tháng tăng liên tiếp, giá gas bán lẻ trong nước tháng 12/2024 giữ nguyên so với tháng trước theo xu hướng của giá gas thế giới.
0