Công ty Đài Loan lên tiếng về loạt vụ nổ ở Liban

Nhà sáng lập Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan, Trung Quốc cho biết, mẫu máy nhắn tin liên quan đến vụ nổ hàng loạt tại Liban là do Công ty BAC Consulting, có trụ sở tại thủ đô Budapest của Hungary sản xuất. Họ chỉ là nạn nhân của vụ việc.

Liên quan đến thông tin cho rằng công ty Gold Apollo liên quan đến lô máy nhắn tin trong vụ nổ hàng loạt tai Liban, ông Hsu Ching-Kuang, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Gold Apollo, cho biết họ chỉ cấp phép thương hiệu của mình cho công ty tại Hungary và không tham gia vào việc sản xuất các thiết bị.

“Có một đại lý tên là “BAC” ở châu Âu mà chúng tôi đã hợp tác trong ba năm, họ là đại lý cho tất cả các sản phẩm của chúng tôi. Họ cũng sản xuất một dòng máy nhắn tin, sử dụng tên thương hiệu của chúng tôi. Họ trả tiền để sử dụng logo của chúng tôi. Không có thành phần nào trong sản phẩm đó thuộc về chúng tôi. Dù không phải là một công ty lớn nhưng chúng tôi là một công ty có trách nhiệm và quan tâm đến sản phẩm của mình. Thương hiệu của tôi đã có mặt trên thị trường được 30 năm rồi,” ông Hsu Ching-Kuang nói.

Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương khi máy nhắn tin do các thành viên Hezbollah sử dụng phát nổ đồng thời trên khắp Liban. New York Times dẫn các nguồn thạo tin nói rằng, chất nổ bên trong các thiết bị là do cơ quan tình báo Israel (Mossad) cài vào. Nguồn tin nói rằng Mossad đã cài chất nổ ở khâu sản xuất máy nhắn tin. Hình ảnh về các máy nhắn tin bị phá hủy cho thấy kết cấu và nhãn dán ở mặt sau giống với máy nhắn tin do Gold Apollo sản xuất.

Công ty Gold Apollo ở Đài Loan, Trung Quốc phủ nhận liên quan đến vụ nổ hàng loạt máy nhắn tin ở Liban. Nguồn: Reuters

New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên cho biết, phần lớn máy nhắn tin thuộc mẫu AP924 của công ty Gold Apollo, ba mẫu khác của Gold Apollo cũng có trong lô hàng. Các quan chức này cho biết chất nổ, chỉ nặng từ 28 đến 56 gram, đã được gài bên cạnh pin của mỗi chiếc máy nhắn tin. Một công tắc cũng được gắn vào để có thể kích hoạt từ xa, nhằm kích nổ chất nổ. Các thiết bị này đều được lập trình để kêu bíp trong vài giây trước khi phát nổ.

Công ty Gold Apollo ở Đài Loan, Trung Quốc đã ủy quyền cho công ty BAC sử dụng nhãn hiệu thương hiệu để bán sản phẩm

Hồi tháng 2 năm nay, thủ lĩnh Hezbollah, ông Hassan Nasrallah, đã ra lệnh cho các thành viên ngừng sử dụng điện thoại di động, với lý do các thiết bị thông minh có thể bị tình báo Israel theo dõi. Hezbollah sau đó đã tiến hành chuyển đổi sang một số loại máy nhắn tin, và các máy nhắn tin phát nổ hàng loạt hôm qua được cho là nằm trong lô hàng mới mua cách đây vài tháng. Hezbollah đã phân phối số máy nhắn tin kể trên cho các thành viên ở Li băng, các đồng minh của lực lượng này ở Iran và Syria.

Vụ nổ các thiết bị liên lạc không chỉ là một thất bại về mặt vật lý, mà còn là một cú sốc tâm lý đối với Hezbollah. Nếu không nhanh chóng tái thiết và duy trì an ninh, nhóm này có thể phải đối mặt với những cuộc tấn công và thất bại nghiêm trọng hơn trong tương lai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà sản xuất thiết bị vô tuyến của Nhật Bản Icom ngày 19/9 cho biết, họ đang điều tra thông tin liên quan đến các bộ đàm mang logo của hãng này phát nổ ở Liban.

Chính quyền Nigeria đã cảnh báo về khả năng xảy ra lũ lụt ở 11 tiểu bang sau khi nước láng giềng Cameroon cho biết sẽ bắt đầu xả lũ theo quy định từ đập Lagdo.

Các nhà phân tích cho biết Israel đã lập bản đồ toàn bộ khu vực hoạt động của Hezbollah từ năm 2010 bằng trí tuệ nhân tạo AI, tạo thuận lợi cho việc tiến hành kích nổ hàng loạt thiết bị liên lạc của Hezbollah. Trước đây, Israel cũng đã từng thực hiện nhiều cuộc tấn công ám sát đối thủ bằng những cách tương tự như vụ nổ máy nhắn tin hàng loạt tại Liban.

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nước này đã thử tên lửa đạn đạo chiến thuật mới sử dụng đầu đạn siêu lớn và tên lửa hành trình cải tiến.

Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cho biết, nước này sẽ không thiết lập quan hệ với Israel cho đến khi một nhà nước Palestine được thành lập.

Nghị viện châu Âu hôm qua 18/9 đã nhóm họp để tiến hành thảo luận về chương trình nhập cư gây tranh cãi của Hungary liên quan đến việc nới lỏng hạn chế thị thực đối với 8 quốc gia, trong đó có Nga và Belarus.