Công ty nước ngoài giảm lượng vốn đầu tư vào Trung Quốc
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã sụt giảm trong ba năm qua, sau khi đạt mức cao kỷ lục vào năm 2021. Nguyên nhân của tình trạng này là do những lo ngại về căng thẳng địa chính trị, triển vọng ảm đạm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và tình trạng cạnh tranh ngày càng tăng từ các công ty tại Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành ô tô.
Trong quý II vừa qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút một lượng vốn kỷ lục khỏi Trung Quốc, cho thấy tâm lý bi quan sâu sắc về triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Theo thống kê, trong năm 2024, nhiều công ty đã thu hẹp hoạt động tại Trung Quốc, điển hình như các nhà sản xuất ô tô Nissan Motor và Volkswagen.
Theo các chuyên gia, nguy cơ cuộc chiến thương mại leo thang, đặc biệt là những căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ phần nào ảnh hưởng tới các quyết định đầu tư.
Trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc giảm thì nguồn đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài lại có xu hướng tăng mạnh. Theo dữ liệu sơ bộ từ Cục Quản lý Ngoại hối Trung Quốc, trong quý III, các công ty Trung Quốc đã tăng giá trị nắm giữ các tài sản nước ngoài lên khoảng 34 tỷ USD, đưa tổng lượng vốn đầu tư ra ngoài Trung Quốc từ đầu năm đến nay đạt 143 tỷ USD, mức cao thứ ba trong lịch sử trong cùng quý.
Hiện Hà Nội đã có trên 1.600 sản phẩm OCOP, năm 2024 phấn đấu có trên 500 sản phẩm được đánh giá phân hạng. Nếu theo tiến độ từ nay đến cuối năm, Hà Nội sẽ đạt mục tiêu đánh giá, phân hạng 2.000 sản phẩm OCOP, sớm hơn một năm so với kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.
Tại TP.HCM, gần 1.700 địa chỉ nhà, đất nằm ở vị trí đắc địa Quận 1 đã được giao cho Công ty Dịch vụ Công ích Quận 1 quản lý, với mục tiêu đóng góp hiệu quả cho nguồn thu ngân sách. Tiếc thay, do buông lỏng quản lý, nhiều khu đất vàng đã bị cho thuê lòng vòng, bên thuê chây ì không chịu trả tiền thuê, thậm chí còn chiếm giữ mặt bằng dẫn tới khiếu kiện chưa có hồi kết, gây thất thoát ngân sách, lãng phí kéo dài.
Cuối ngày 22/11, giá vàng thế giới lần đầu tiên trong hơn hai tuần đã vượt ngưỡng 2.700 USD/ounce, ghi nhận mức tăng theo tuần lớn nhất trong gần hai năm qua.
Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết, lạm phát của nước này tiếp tục giảm, với tiền lương và thị trường việc làm "hạ nhiệt," giá cả tăng cao chủ yếu thiên về lĩnh vực nhà ở. Với chiều hướng này, việc Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất được đánh giá là vẫn phù hợp.
Cùng với đà tăng mạnh của giá vàng thế giới do xung đột Nga - Ukraine leo thang, giá vàng miếng SJC và nhẫn trơn trong nước tiếp tục tăng mạnh vào phiên cuối tuần. Giá nhẫn trơn tăng cao lên gần 87 triệu đồng/lượng.
Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa ký quyết định phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) giai đoạn đến năm 2025.
0