Công viên bỏ hoang trong khi dân thiếu chỗ thư giãn

Trong khi người dân Hà Nội đang thiếu không gian công cộng, nơi vui chơi, công viên Phùng Khoang lại gần như bị bỏ hoang giữa khu dân cư đông đúc.

Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) được khởi công từ tháng 10/2016, nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào sử dụng. Người ta quây tôn làm rào, lối vào chính thì khóa lại.

Nhiều hạng mục như hồ điều hòa, đường đi, một số chòi nghỉ, cây xanh, đèn chiếu sáng đã hoàn thành, nay đều xuống cấp. Trong công viên, cỏ dại mọc cao hàng mét, một số cây xanh không được chăm sóc đã chết khô.

Theo đại diện UBND phường Trung Văn, lý do chính khiến công viên chậm hoàn thiện và đưa vào sử dụng là vì còn 16 hộ dân chưa dời đi.

Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang.

Hà Nội hiện có hơn 2.200 điểm vui chơi dành cho trẻ em, trong đó có 1.700 điểm vui chơi cấp phường, xã. Nhưng 40% điểm vui chơi này có hệ thống trang thiết bị đã quá cũ kỹ. Hàng chục công viên, vườn hoa xây xong bị bỏ hoang, hay xây dựng dở dang.

Trước đây, sau khi báo chí và dư luận phản ánh, Hà Nội đã tạm mở cửa một số công viên bỏ hoang nhiều năm như công viên âm nhạc Đô Nghĩa, công viên Thiên văn học ở quận Hà Đông.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, nguyên nhân chính khiến các dự án xây dựng công viên mới chậm tiến độ là do công tác giải phóng mặt bằng bị vướng, phải dừng thi công để chờ điều chỉnh quy hoạch.

Một phần công viên trở thành bãi đỗ xe tự phát.

Ông Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cho rằng, chúng ta đều muốn phát triển để có thêm nhiều công viên, nhưng lại quên một điều là chất lượng của các công viên như thế nào và hiện nay người dân đang cần gì. Theo ông Tùng, cần chỉnh trang, nâng cấp những công viên hiện có cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của người dân.

Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng thiếu không gian công cộng, thiếu  công viên cây xanh là một bài toán mà thành phố Hà Nội chưa giải được trong nhiều năm qua. Các công ty quản lý công viên cây xanh thiếu chủ động cũng như thiếu sáng tạo để có thể đáp ứng được nhu cầu đời sống tinh thần của người dân. Dù khả năng tài chính hạn chế, nhưng nếu các công ty này có phương án, có dự án cụ thể thì họ hoàn toàn có thể kêu gọi doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia xây dựng các sân chơi.

Bên trong công viên Phùng Khoang.

Chỉ tiêu cây xanh đô thị tối thiếu của Liên hợp quốc là 10 m2/người, nhưng nhiều quận, huyện của thành phố Hà Nội đang ở mức chưa được 2 m2/người.

Trồng thêm cây xanh; cải tạo, xây dựng thêm nhiều công viên, khu vui chơi giải trí công cộng, đó sẽ là cách thành phố đem đến cảm giác hài lòng và trạng thái hạnh phúc cho người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 13/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt đại biểu chức sắc, nhà tu hành tiêu biểu Thủ đô nhân dịp Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024. Chủ trì buổi gặp mặt có Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Nguyễn Lan Hương.

Những trận mưa lớn đầu hè đã gây ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của người dân bởi tình trạng ngập úng và cây xanh gãy đổ, nguy cơ mất an toàn giao thông tăng cao. Để phòng ngừa những sự cố đáng tiếc, các lực lượng chức năng cần chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, đảm bảo an toàn giao thông khi thời tiết xấu, người dân cần thận trọng, phòng ngừa nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 6 tháng đầu năm 2023, Công ty EVN ghi nhận khoản lỗ lên đến hơn 32.000 tỉ đồng.

Do ngân sách hạn chế, hạng mục trạm dừng nghỉ trên cao tốc được tách ra làm dự án riêng để đầu tư theo hình thức xã hội hóa, dẫn đến việc có những tuyến cao tốc dài hàng trăm km nhưng thiếu trạm dừng nghỉ.

Sáng 13/5, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn dẫn đầu đoàn công tác của thành phố đến thăm hỏi, chia buồn với gia đình nạn nhân và chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở đất ở Ba Vì khiến 3 cháu nhỏ tử vong.

Theo dự thảo thông tư quy trình kỹ thuật hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến có nội dung: nếu hộ gia đình hay cá nhân không phân loại rác thì công nhân vệ sinh môi trường sẽ có quyền từ chối thu gom. Quyền từ chối này là một trong những quy định cần thiết và quan trọng để thực hiện phân loại rác. Nhưng thực tế triển khai lại không hề đơn giản.