Công viên Hồ Cần bị chiếm dụng thành nơi đổ rác

Do sự buông lỏng quản lý, công viên Hồ Cần thuộc phường Vĩnh Tuy hiện đang bị các hộ dân lấn chiếm để mở quán bán hàng, trồng rau hay đổ rác, gây mất vệ sinh môi trường và làm xấu cảnh quan đô thị.

Thành phố đang rất quan tâm, đầu tư và cải tạo các vườn hoa, công viên, hồ điều hòa hay những không gian công cộng phục vụ nhu cầu vui chơi, nghỉ ngơi giải trí cho nhân dân.

Tuy nhiên, vẫn còn những công viên như bị bỏ hoang, để người dân lấn chiếm mở quán bán hàng, trồng rau, đổ rác, gây mất mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường.

Công viên Hồ Cần thuộc phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng) hiện đang bị các hộ dân lấn chiếm để mở quán bán hàng.

Do không thấy có người quản lý nên công viên Hồ Cần thuộc phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị người dân quây rào để trồng rau vào các khu vực thảm cỏ, vườn hoa. Cuối năm trước, sau khi chính quyền đến giải tỏa, khu vực này lại trở thành bãi đổ rác rất ô nhiễm.

Nơi này giải tỏa xong không đầu tư gì cả khiến mọi thứ xập xệ, xuống cấp. Máy tập cũng long xòng xọc.

Ông Dương Văn Luận (phường Vĩnh Tuy,).

Không chỉ thành nơi trồng rau, bãi đổ rác mà các hàng quán cũng đang lấn chiếm, bủa vây công viên. Khi các hạng mục chính xuống cấp, nhếch nhác, cư dân xung quanh ngại vào công viên vì cảm thấy không an toàn.

Công viên bị chiếm dụng thành nơi đổ rác.

Công viên Hồ Cần thuộc Đề án "Cải tạo môi trường các hồ ở nội thành Hà Nội", được xây dựng, hoàn thành năm 2011 với tổng mức đầu tư hơn 12 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa. Tuy nhiên, từ đó đến nay công viên bị buông lỏng quản lý, không được tu sửa, nâng cấp nên ngày càng xuống cấp.

Cuối năm ngoái, chúng tôi đã ra quân giải tỏa và yêu cầu các cá nhân ký cam kết không vi phạm. Từ khi hoàn thành đến nay, mặc dù chính quyền địa phương vẫn bố trí lực lượng duy trì trật tự đô thị, nhưng chưa được chính thức bàn giao, tiếp nhậ nên không có cơ sở để đề xuất quận nâng cấp, cải tạo, sửa chữa.

Ông Đinh Đức Hiếu - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Tuy.

Ở một siêu đô thị như Hà Nội thì mỗi một cây xanh hay một không gian công cộng, dù là nhỏ bé, cũng rất giá trị, rất ý nghĩa đối với mỗi người dân.

Mỗi một cây xanh hay một không gian công cộng, dù là nhỏ bé, vẫn rất giá trị với người dân.

Nhiều ý kiến cho rằng do công viên nằm ở địa bàn giáp ranh giữa phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng) và phường Thanh Trì (quận Hoàng Mai) nên có việc đùn đẩy trách nhiệm quản lý.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Được thiên nhiên ưu đãi cho núi Tản Viên hùng vĩ, vườn quốc gia quanh năm xanh mát, Ba Vì còn có gần 400 di tích, lịch sử văn hóa giá trị.

Người dân liên tục phản ánh về tình trạng tuyến đường Nguyễn Cảnh Dị kéo dài xuống cấp cả chục năm nay, gây ô nhiễm môi trường.

Tại huyện Sóc Sơn, có một đoạn đường đặc biệt chỉ tầm 3km qua khu dân cư nhưng lại cắt đứt các tuyến đường liên thôn, liên xã tại đây. Hàng chục năm nay, tuyến đường không được tu bổ nên xuống cấp trầm trọng.

Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã đưa ra thông báo về phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông Khu vực nút giao Cổ Linh - ngõ 541 Bát Khối (Long Biên, Hà Nội).

Tại 64 điểm ứng dụng công nghệ thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt ở 9 quận, sau hai tháng thí điểm, chỉ còn khoảng 10% lượt trả phí bằng tiền mặt.

Ngày 28/6/2024, Hà Nội sẽ công bố và chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi), cung cấp thông tin toàn diện, tạo kênh kết nối nhằm thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp.