COP27: Kế hoạch giảm nhanh lượng khí thải trong 12 tháng
Ngày 11/11, các nước chiếm hơn một nửa nền kinh tế thế giới đã đề ra các bước cụ thể mà họ sẽ thực hiện nhằm đẩy nhanh việc giảm khí thải trong nhiều lĩnh vực sản xuất.
Kế hoạch được công bố trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại thành phố Sharm el-Sheikh (Ai Cập).
Tại hội nghị, các nước nói trên, trong đó có Đức, Nhật Bản và Canada, ủng hộ kế hoạch gồm 25 “Hành động ưu tiên” dự kiến sẽ được công bố tại hội nghị COP28 diễn ra ở Dubai (Các tiểu vương quốc Arab thống nhất) vào năm tới.
Thông qua việc nhất trí một loạt biện pháp giảm khí thải, những nước này hy vọng có thể phát đi tín hiệu rõ ràng về định hướng chính sách để thúc đẩy các nhà đầu tư và công ty hành động.
Khởi đầu được thiết lập là “Chương trình nghị sự đột phá” tại hội nghị COP26 ở Glasgow (Anh) năm ngoái, kế hoạch “Hành động ưu tiên” còn bao gồm các lĩnh vực sản xuất hydro và nông nghiệp.
Ở lĩnh vực nông nghiệp, 13 quốc gia đã nhất trí đẩy nhanh hành động, chẳng hạn tăng cường đầu tư để tạo ra các giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu và thích ứng với các tác động do biến đổi khí hậu gây ra.
Dự kiến vào năm 2023, các lĩnh vực xây dựng và sản xuất ximăng sẽ được bổ sung vào kế hoạch. Các công ty cũng sẽ tham gia từng lĩnh vực và do một nhóm nòng cốt dẫn dắt cũng như được các nhóm công nghiệp và tài chính hỗ trợ.
Nhà vận động chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc Nigel Topping cho rằng cần có sự hợp tác chặt chẽ để đạt mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt toàn cầu dưới 1,5 độ C vào giữa thế kỷ này theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
“Chương trình nghị sự đột phá” là nỗ lực phối hợp lớn nhất từ trước đến nay nhằm giảm chi phí kiểm soát khí thải trong các lĩnh vực nông nghiệp, vận tải, sản xuất thép và hydro, hướng tới mục tiêu nói trên.
Theo nhà vận động chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, ông Mahmoud Mohieldin, đây là một kế hoạch quốc tế cụ thể nhằm loại bỏ carbon trong các ngành có lượng khí thải cao và giúp các nước đang phát triển nắm bắt cơ hội tăng trưởng kinh tế carbon thấp đi cùng với thích ứng biến đổi khí hậu./.
Kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể sẽ được quyết định bởi cử tri ở một số bang, thường được gọi là bang chiến trường hay bang dao động.
Thủ tướng Anh Keir Starmer thông báo sẽ tăng gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Tư lệnh An ninh biên giới và coi các băng nhóm buôn người như tội phạm khủng bố, nhằm ngăn chặn nạn nhập cư trái phép qua eo biển Manche bằng thuyền nhỏ.
Ngày bầu cử tổng thống Mỹ (5/11) sắp đến và hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định.
Iran tuyên bố sẽ huy động quân đội chính quy và sử dụng nhiều loại vũ khí, không chỉ giới hạn ở tên lửa và thiết bị bay không người lái, để tấn công trả đũa Israel. Trong khi đó, Mỹ đã gửi lời cảnh báo tới Iran, đồng thời tăng cường triển khai quân sự tại Trung Đông.
Ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Israel cho biết nước này đã chính thức thông báo với Liên hợp quốc (LHQ) về việc chấm dứt quan hệ với Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của LHQ dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA).
Sân bay Frankfurt, sân bay lớn nhất nước Đức, đang thử nghiệm việc xây đường băng từ một loại vật liệu đặc biệt, bền vững với môi trường là nhựa đường được làm từ vỏ hạt điều. Nếu thử nghiệm thành công, nhựa đường sinh học này sẽ góp phần vào quá trình chuyển đổi xanh của thành phố.
0