Covid-19: Nguy cơ huyết khối cao hơn khi tiêm vắc xin AstraZeneca

Hiện tượng huyết khối thường gặp hơn sau khi tiêm vắc-xin ngừa Covid của AstraZeneca hơn là sau khi tiêm vắc-xin Pfizer / BioNTech.

Nghiên cứu này được công bố ngày 27/10 trên Tạp chí Y khoa Anh ( BMJ). Theo đó, sau liều đầu tiên của vắc-xin AstraZeneca, nguy cơ giảm tiểu cầu cao hơn 30% so với liều đầu tiên của vắc-xin Pfizer / BioNTech.

Giảm tiểu cầu là một dạng huyết khối, tức là sự hình thành cục máu đông gây nguy hiểm tính mạng. Sau khi khởi động các chiến dịch tiêm chủng chống Covid vào đầu năm 2021, các chuyên gia đã có sự nghi ngờ mối liên hệ giữa vắc xin véc tơ siêu vi khuẩn - AstraZeneca và Johnson & Johnson với sự xuất hiện của những rối loạn máu này.

Nghiên cứu của BMJ, được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu sức khỏe từ hàng triệu bệnh nhân trên một số quốc gia châu Âu và Mỹ, xác nhận những trường hợp huyết khối này xảy ra thường xuyên hơn sau khi tiêm vắc-xin AstraZeneca, ngay cả khi tần suất của chúng vẫn rất thấp: 862 trường hợp cho hơn một triệu trường hợp được tiêm chủng. 

Nguy cơ dường như tăng lên sau liều đầu tiên. Sau liều thứ hai, không có sự khác biệt giữa vắc xin AstraZeneca và Pfizer / BioNTech. Đối với vắc xin Johnson & Johnson, dữ liệu chỉ ra chiều hướng tăng nguy cơ, nhưng không đủ rõ ràng để các nhà nghiên cứu có thể kết luận.

“ Những rủi ro này phải được tính đến trong các chiến dịch tiêm chủng trong tương lai và sự phát triển của vắc xin trong tương lai”, BMJ nhấn mạnh.

Trên thực tế, vắc xin AstraZeneca và Johnson & Johnson đã bị loại bỏ phần lớn để thay thế cho các đối tác của họ là Pfizer / BioNTech và Moderna, cả hai đều là RNA thông tin, ở các nước châu Âu. Tại Mỹ, AstraZeneca chưa bao giờ được chấp thuận. Mặt khác, AstraZeneca và Johnson & Johnson vẫn giữ được vị trí trung tâm trong Covax, một cơ chế viện trợ quốc tế về tiêm chủng Covid cho các nước đang phát triển và kém phát triển.

Tuy nhiên, BMJ nhấn mạnh, toàn bộ vắc xin phòng Covid đề an toàn. Nghiên cứu nhắm mục tiêu làm rõ những biến chứng có thể xảy ra để có biện pháp an toàn khi tiêm chủng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh ngành y tế còn nhiều khó khăn như thiếu nhân lực, chưa đồng bộ ở các tuyến điều trị, việc ứng dụng công nghệ cao giúp rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí, giúp nhiều người bệnh có cơ hội được khám chữa bệnh ở giai đoạn sớm.

Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản. Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.

100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.