CSGT được sử dụng 7 cách thức để phát hiện vi phạm

Điều 66 của dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ nêu rõ lực lượng tuần tra kiểm soát được sử dụng 7 cách thức để phát hiện vi phạm giao thông.

Cụ thể, 7 cách thức để phát hiện vi phạm giao thông bao gồm:

- Thứ nhất, được vận hành, sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

- Thứ hai, được sử dụng hệ thống camera điều hành giao thông và hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm soát tải trọng xe cơ giới;

- Thứ ba, CSGT được sử dụng thêm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy giao thông;

- Thứ tư, cơ quan chức năng được phép khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, ghi nhận hình ảnh người lái xe, bảo đảm an toàn hành trình theo quy định; tiếp nhận dữ liệu thu thập từ công trình kiểm soát tải trọng xe;

- Thứ năm, CSGT được khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

- Thứ sáu, khi tuần tra kiểm tra, CSGT còn quan sát, kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu trực tiếp để phát hiện những hành vi vi phạm trên đường bộ;

- Thứ bảy, CSGT sẽ tiếp nhận, xử lý tin báo, phản ánh, kiến nghị, dữ liệu thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân theo quy định của Chính phủ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo thống kê, trong 10 tháng của năm 2024, 60-70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam liên quan đến xe máy.

Tại một cơ sở kinh doanh ở huyện Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, phối hợp với các lực lượng chức năng đã phát hiện và ngăn chặn 25 xe điện 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc. Theo Nghị quyết số 05 của Chính phủ ngày 04/02/2008, các phương tiện này bị cấm lưu hành tại Việt Nam, trừ các trường hợp đặc biệt.

Cựu bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh được giảm từ 5 năm 6 tháng xuống 4 năm tù trong vụ án tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác trái phép 1,5 triệu tấn quặng Apatit.

Mặc dù cùng phải ra hầu tòa ở 2 giai đoạn của vụ án Vạn Thịnh Phát nhưng vợ chồng bà Trương Mỹ Lan chưa từng được gặp gỡ, trò chuyện với nhau. Được tòa đồng ý cho tiếp xúc theo yêu cầu của luật sư, vợ chồng bị cáo Trương Mỹ Lan ôm chầm lấy nhau sau hơn 2 năm bị tạm giam.

Ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam vừa bị truy tố với cáo buộc nhận hối lộ 24,9 tỷ đồng trong vụ án liên quan đấu thầu giấy in sách giáo khoa.

Công an quận Thanh Xuân đang xác minh đơn tố giác Triệu Quang Đức (SN 1988; HKTT phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.