CSGT ngoại thành quyết liệt xử lý vi phạm nồng độ cồn

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ - đó là phương châm mà cán bộ chiến sĩ CSGT Hà Nội nói riêng và lực lượng công an cả nước nói chung quyết tâm thực hiện trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm về nồng độ cồn.

Như thường lệ, trước mỗi ca công tác xử lý vi phạm nồng độ cồn, các cán bộ CSGT Đường bộ số 10 - phòng CSGT - Công an TP Hà Nội đều chuẩn bị và kiểm tra kỹ lưỡng trang thiết bị nghiệp vụ, đảm bảo quá trình làm việc chính xác, khách quan, hiệu quả.

Phụ trách tuyến địa bàn ngoại thành, có trục đường quốc lộ lớn, các hành vi vi phạm khi tham gia giao thông của người dân phức tạp, đặc biệt là vi phạm nồng độ cồn, cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ phải tập trung cao độ, xử lý đúng người đúng tội.

Thiếu tá Nguyễn Duy Tú, Đội CSGT Đường bộ số 10 - Phòng CSGT - Công an TP Hà Nội cho biết: "Lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến quốc lộ rất đông, cho nên việc dừng những phương tiện để kiểm tra vi phạm nồng độ cồn rất khó khăn, bởi vậy Đội CSGT Đường bộ số 10 đã bố trí lực lượng vào đúng vị trí để đảm bảo an toàn".

Ghi nhận trong một ca làm việc của tổ công tác, qua kiểm tra hơn 100 phương tiện xe máy, ô tô, tổ công tác chỉ phát hiện và xử lý 4 trường hợp tham gia giao thông mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn. So với trước đây, vi phạm đã giảm đáng kể.

Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều người dân khi thấy lực lượng CSGT siết chặt xử lý, vì lo sợ nên khi vi phạm lại có những hành động chống đối, hoặc phản ứng gay gắt, không chịu hợp tác với cơ quan công an. Vì thế, trong quá trình kiểm tra xử lý vi phạm, lực lượng chức năng tăng cường ứng dụng công nghệ, xử phạt "nguội" qua camera, đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan.

Kết thúc một ngày dài, khi người dân chở về nhà an toàn mới là lúc các chiến sĩ CSGT tạm thời được nghỉ ngơi. Dù công việc vất vả, nhưng với quyết tâm cao đảm bảo an ninh, an toàn cho nhân dân, lực lượng CGST Thủ đô vẫn bám đường, bám chốt hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.

Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.

Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.

Theo thông tin từ Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình Định cho biết vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 21/12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bộ đội biên phòng tỉnh) đã phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn.

Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Bên cạnh các khí tài quân sự lớn, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, công chúng còn được chiêm ngưỡng những thiết bị quốc phòng công nghệ cao do Tập đoàn Viettel sản xuất. Đặc biệt, nhiều sản phẩm lần đầu tiên được công bố đã thu hút sự chú ý và khiến người dân vô cùng thích thú.