Cụ bà 77 tuổi một mình đi từ Hà Nam tới viếng Tổng Bí thư

Không có con cháu đưa đón, bà Tạ Thị Lê (sinh năm 1947, HKTT tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) vẫn quyết tâm một mình đi xe khách tới Hà Nội để thắp nén hương tỏ lòng thành kính với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Sáng ngày 25/7, giữa dòng người đông đúc đổ về Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông, xuất hiện một cụ bà đầu tóc bạc trắng, thể trạng yếu, một mình tìm đường để vào viếng Tổng Bí thư. Khi được hỏi lý do một mình đi xa đến đây, bà chỉ trả lời rất đơn giản: “Tôi nhớ Bác thì tôi đi! Tôi một lòng một dạ, cứ phải đi thì tôi mới chịu được!”.

Bà Tạ Thị Lê quyết tâm một mình đi xe khách lên Hà Nội để thắp nén hương tỏ lòng thành kính với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Được biết bà là Tạ Thị Lê, sinh năm 1947, trú tại xóm 4, thôn Dương Cương, xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Sáng sớm ngày 25/7, bà đi xuống trung tâm huyện vì nghĩ rằng ở huyện có tổ chức tưởng niệm. Tuy nhiên, sau khi biết ở địa phương không tổ chức, bà Lê đã bắt xe khách một mình lên Hà Nội.

“Tôi thấy bác là người có đức có tài, thương dân vô hạn…. Tôi thương Bác là tôi đi, để được đến gần Bác, tôi mới về thanh thản” – bà Lê nghẹn ngào.

Bà Lê chia sẻ, con cái bà đều bận công việc nên không thể đưa bà đi được. Bà biết ở đầu làng có xe khách đi lên Hà Nội nên tự lên xe để họ đưa đi. “Đến đây phải chờ đợi thì con cháu nó cứ nóng lòng nóng ruột. Mà có một mình tôi thì tôi yên chí ở đây.”

Một mình lên Hà Nội, bà Lê được con cháu chuẩn bị cho cả đồ ăn mang theo để sẵn sàng chờ đến lượt vào viếng. “Tôi cứ chờ đến tối, đến chiều, lúc nào vào viếng được Bác xong thì tôi về. Hay là kể cả đến mai cũng được. Tôi đã quyết tâm đi là tôi đi”.

Theo lời chia sẻ của bà, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nguồn cảm hứng “khai sáng” để bà có thể viết được. “Mong muốn từ lúc còn ít tuổi, mãi đến năm 2000 tôi mới có thể viết. Tôi viết rất nhiều bài về Bác Hồ, bác Trọng, bác Giáp, ông Phạm Văn Đồng. Hôm nay tôi cũng mang đi”.

Bà Lê chia sẻ, con cái bà đều bận công việc nên không thể đưa bà đi được.

Sáng ngày 25/7, dòng người từ khắp các địa phương đổ về Nhà tang lễ Quốc gia. Nhiều người dậy từ sáng sớm, xếp hàng đợi từ 4 giờ sáng, có người đi vài trăm cây số để đến đây bày tỏ lòng thành kính đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25 tháng 7 năm 2024 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26 tháng 7 năm 2024.

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ ngày 26 tháng 7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.

Từ 18 giờ chiều nay (25/7), Ban tổ chức Lễ tang sẽ tạo điều kiện, sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với việc điểm mặt các dự án ách tắc gây lãng phí và truy “địa chỉ” chịu trách nhiệm, công cuộc phòng, chống lãng phí do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đã không còn dừng ở chủ trương mà bắt đầu biến thành hành động. Lãng phí hữu hình nhưng trách nhiệm về việc gây lãng phí từ đây sẽ không còn vô hình sau chỉ đạo này của người đứng đầu Đảng.

Từ ngày 24 đến ngày 31/10, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Đại hội; thông tin nhanh kết quả Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029.

Trưa 01/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Doha, kết thúc tốt đẹp chyến thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Sáng 1/11, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn dự Lễ trao tặng Huy hiệu 80 năm, 75 năm và 70 năm tuổi Đảng đợt 7/11/2024 tại Đảng bộ quận Đống Đa.

Sáng 1/11, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới”. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tịnh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì toạ đàm.

Cho ý kiến chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, các đại biểu Quốc hội nhất trí với đề xuất đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài.