Cửa khẩu Hữu Nghị thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Trung Quốc

Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, trung bình xuất khẩu gần 200 xe/ngày, nhập khẩu 400 xe/ngày, tăng từ 156 đến trên 200% so với năm 2022. Hoạt động thông thương tấp nập tại cửa khẩu cho thấy quan hệ hợp tác, giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc đang ngày càng phát triển và mở rộng.

Từ giữa tháng 1/2023, phía Trung Quốc cơ bản bình thường hóa các hoạt động xuất nhập khẩu tại 05 cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn sau dịch Covid 19.

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2023, kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị đạt trên 40 tỷ USD, mặt hàng chủ yếu là nông sản và cơ khí.

Cũng từ đầu năm, hoạt động cửa khẩu số tại cửa khẩu Hữu Nghị đi vào ổn định sau giai đoạn thực hiện thí điểm kết thúc hồi tháng 4/2022. Các thủ tục khai báo hải quan, nộp thuế của doanh nghiệp được thực hiện trên môi trường số.

Tại cửa khẩu, doanh nghiệp hiện chỉ cần khai một lần duy nhất cho một phương tiện, thay vì 5 lần với các đơn vị quản lý khác nhau trong cửa khẩu như trước nhờ có hệ thống phần mềm liên thông trong cửa khẩu. Thời gian làm thủ tục xuất khẩu được rút ngắn từ 1 thậm chí là 2 ngày xuống chỉ còn chưa đầy 2 tiếng.

Cùng với chuyển đổi số, để thúc đẩy xuất nhập khẩu, Hải quan Lạng Sơn cũng thực hiện thay đổi giờ làm với phương châm "chỉ nghỉ khi đã phục vụ hết nhu cầu của doanh nghiệp". Giờ làm việc kéo dài từ 7 giờ sáng đến 10 giờ đêm.

Theo Sở Ngoại vụ tỉnh Lạng Sơn, hồi tháng 9 vừa qua, phía Trung Quốc cũng đã thông báo mở rộng thêm 2 làn xe đi ở cửa khẩu Hữu Nghị Quan, đồng thời áp dụng Robot thực hiện giao hàng không tiếp xúc. Phía nước ta cũng đang phối hợp thực hiện đồng bộ. Khi hệ thống này được hoàn thiện, việc giao thương hàng hóa qua đây có thể được thực hiện 24h/ngày.

Chính phủ Việt Nam cũng phê duyệt dự án Cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng mức vốn đầu tư 11.178 tỷ đồng, có tổng chiều dài gần 60km. Đây là sự nỗ lực của hai bên, đẩy mạnh giao thương hàng hóa qua cửa khẩu Hữu Nghị.

Cây đa Hữu Nghị này được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba trồng trong dịp thăm cửa khẩu Hữu Nghị ngày 25/8/2023 đang xanh tốt mỗi ngày.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trên thế giới chỉ có duy nhất khu vực biên giới ở đây có cửa khẩu mà Việt Nam đặt tên là Hữu Nghị và Trung Quốc cũng thống nhất đặt tên là "Hữu Nghị Quan". Tên gọi "Hữu Nghị" thể hiện tình hữu nghị truyền thống lâu đời giữa nhân dân hai nước Việt - Trung, "vừa là đồng chí, vừa là anh em". Và hoạt động thương mại không ngừng phát triển tại cửa khẩu Hữu Nghị cũng là một minh chứng rõ nét cho mối quan hệ láng giềng ngày càng bền chặt và phát triển của 2 nước Việt Nam – Trung quốc./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.