Cúc họa mi gọi đông về

Những ngày này, Hà Nội bắt đầu có cúc họa mi. Trên những con đường Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã, Thụy Khuê, Thanh Niên hay giữa lòng phố cổ, cúc họa mi e ấp trong những giỏ, những thúng con con làm ngây ngất những người Hà Nội.

Mỗi lần bắt gặp cúc họa mi, người ta lại không kiềm nổi mình mà ngoái đầu nhìn lại. Cái màu hoa xao xuyến lòng và ta đắm mình giữa sự dại khờ, ngây ngốc như cô gái trẻ của họa mi.

Màu nắng nhạt dần đọng rơi, đọng rớt với màu hương lạnh se se. Hà Nội đẹp dịu dàng và lãng mạn với những yêu thương khó cất lời. Đông Hà Nội về mang theo những những hoa lá, những cúc họa mi mang theo nỗi vui miên man lòng, những mong manh quyến rũ chớm đông về.

Cúc họa mi về mang theo cái niềm tin đông không còn xa xôi nữa. Hoa theo mùa rải vào lòng người những mênh mang như thể mùa đông. Màu hoa trắng hòa vào cái hanh hao, lành lạnh. Người đi đường thoáng thấy bóng cúc đã rộn lòng. Cúc họa mi chỉ chờ có vậy. Đợi mùa đến để lòng người xốn xang, nao nao.

Cúc họa mi, loài cúc dại trắng trong mọc hồn nhiên giữa đất trời. Loài hoa nhỏ bé, ngây ngô, dại khờ mà khiến cho biết bao người không thôi mê mẩn. Hoa ngập tràn phố, hoa ngập tràn lòng, hoa ngập tràn những tiếng yêu thương, phủ khắp đường Hà Nội.

Trẻ con thích mang cúc họa mi đi kết thành vòng, đeo lên cổ. Người thiếu nữ giản dị hơn, thả vài cành hoa cúc vào lọ thủy tinh, đong vơi chút nước rồi ngồi ngắm nghía cả ngày. Cúc họa mi đem về cái cảm giác bình yên, cái cảm giác trong trẻo đến lạ thường. Tiếng yêu theo mỗi cánh hoa mà tỏa vào trong gió, với những trong veo cảm xúc, giản dị những đam mê.

Cúc họa mi, tiếng Anh dân dã là daisy. Ý nghĩa của cúc họa mi như một lời tỏ tình khe khẽ. Lời thổn thức trái tim trong veo người thiếu nữ, ngại ngùng của chàng trai mới lớn mới đáng yêu. Mang cúc họa mi trao đến tay người ấy. Lời không nói ra. Tâm tình đã đi theo cùng bó hoa nơi góc bàn cửa sổ. Yêu thương hay không thì cúc họa mi cũng đã để cái tâm tình ở bên người ấy trong những ngày đông se lạnh yêu kiều của Hà Nội. Cúc họa mi như mối tình mới chớm, vụng về yêu thương nhưng lại đáng yêu và trong trẻo như chính loài cúc dại.

Nhiều người vì thương mến họa mi nên thương mến những ngày se se của Hà Nội. Tang tảng sáng, khi ánh trăng đang còn lóng lánh trên cao, mọi người rủ nhau tới chợ hoa đêm Quảng Bá trên đường Âu Cơ ôm ấp hoa đem về. Mua hoa sáng ở đây vừa chọn được hoa tươi, vừa nhiều. Được đi chơi đêm và lòng thì thỏa thuê sung sướng. Đó, vẻ đẹp của Hà Nội ở đó. Những điều giản dị như mua được bó hoa tươi, gói ghém hoa, gói ghém những yêu thương trở về.

Cúc họa mi - giống hoa dại mang tên loài chim với tiếng ca lảnh lót. Cúc họa mi không có giọng ngọt trời phú như loài chim kia. Nhưng mỗi mùa qua đều rót vào lòng người những tiếng ca ngân nga lay động. Khúc hát của cúc họa mi không thành tiếng nhưng văng vẳng trong tâm trí để đông trở lại người ta mê say tìm về và trí nhớ reo rắc trong những li ti hoa cỏ.

Có lẽ nào ta phải lòng họa mi. Phải lòng những mê mẩn đầu đông cuối thu này. Mùa Đông đã làm nên họa mi trong lòng người hay chính cúc họa mi đã khiến mùa về thấm thía, mơ màng hơn.

Những bông hoa nhỏ bé với những tiếng yêu ngân vang lạ thường. Mùa này họa mi đong đầy trên phố, trên ánh mắt lãng mạn mùa Đông. Ngày không vội vã. Ta lang thang trên những đường, những vạt heo may gió thoảng hoa bay.

Ai ơi, về Hà Nội đi! Hà Nội đang đẹp lắm! Cúc họa mi đang mê say lòng người lắm. Chút ít bé nhỏ lãng đãng quyện tâm hồn dễ gì mà xa cho được? Cúc họa mi đang gọi đông về…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ở Hà Nội có những con phố cổ đông đúc cả ngày. Phố Hàng Chiếu cũng không phải ngoại lệ. Đây là một trong số những con phố hiếm hoi buôn bán đúng mặt hàng gắn với tên gọi "Hàng Chiếu".

Cùng sử dụng chất liệu sợi tơ tằm giống như lụa nhưng "the" hay "sa" dường như đã trở nên khá xa lạ trong đời sống ngày nay. Với khát khao gìn giữ hơi thở của the lụa từng vang danh gắn với mảnh đất quê hương mình, nghệ nhân Lê Đăng Toản (La Khê, Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình đó có không ít gian nan.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống bốn đời làm gốm sứ, chị Vũ Như Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Vạn An Lộc (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã có 9 năm bươn chải với nghề. Thời gian 9 năm không dài đối với một nghệ nhân, vậy nhưng chị Vũ Như Quỳnh đã xây dựng được một vị thế vững chắc cho thương hiệu gốm sứ Vạn An Lộc trên thị trường.

Từ những bó hoa tươi có mặt vào những dịp lễ đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ, qua bàn tay khéo léo đã trở thành sản phẩm hộp hoa khô, khung ảnh hay đèn hoa... để kỷ niệm được lưu giữ.

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và những phố phường rộn rã nhịp sống, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Trong không gian tĩnh lặng của những bức tranh, Thủ đô hiện lên dịu dàng và thơ mộng.

Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.