Cung Thiếu nhi hơn 1.300 tỷ đồng đi vào hoạt động | Hà Nội tin mỗi chiều
Cung được xây dựng bên khu Công viên hồ điều hòa CV1, đường Phạm Hùng, tổng diện tích gần 40.000 m2, diện tích xây dựng hơn 10.000 m2 tại vị trí giáp ranh địa bàn hai quận Cầu Giấy và Nam Từ Liêm.
Dự án được khởi công tháng 11/2021, là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 – 2025. Công trình đáp ứng nhu cầu vui chơi, thi đấu thể thao rèn luyện thể chất, giao lưu văn hóa văn nghệ của thiếu nhi Thủ đô, tạo môi trường phát triển tài năng tương lai của thành phố.
Tổ hợp công trình Cung Thiếu nhi Hà Nội được thiết kế theo chủ đề "Ươm mầm và Phát triển" với hai tòa nhà lớn hình tròn tạo dáng mềm mại, liền khối bên cạnh tháp thiên văn 18 tầng.
Công trình được chia thành hai khu vực: khu A và khu B. Khu A bao gồm các hạng mục như khu vui chơi, rạp chiếu phim 3D/4D với sức chứa 200 chỗ ngồi, cùng các câu lạc bộ nghệ thuật múa và âm nhạc. Khu B có các tiện ích như văn phòng, nhà thi đấu, bể bơi, phòng thiên văn, nhà học và thư viện. Tầng hầm rộng khoảng 1.200 m2 bao gồm khu vực để xe và các phòng kỹ thuật.
Kiến trúc sư Doãn Minh Khôi - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị, Đại học Xây dựng Hà Nội, người thiết kế Cung Thiếu nhi, cho biết: "Ý tưởng kiến trúc dựa trên cảm hứng những câu chuyện, truyền thuyết gắn với lịch sử, cùng những họa tiết trên trống đồng Đông Sơn. Công trình cũng được tích hợp nhiều công nghệ mới. Đơn cử như một cây cột đèn được tích hợp bốn công nghệ gồm đèn chiếu sáng, phát wifi, loa phát nhạc và camera an ninh. Hệ thống đèn nhiều màu sắc bo theo các đường nét kiến trúc, giúp công trình như một kiệt tác ánh sáng khi màn đêm buông xuống".
Ông Nguyễn Đức Toàn - Phó Trưởng phòng Quản lý dự án 3 - Ban Quản lý công trình dân dụng thành phố Hà Nội, cho hay: "Theo ý tưởng của đơn vị thiết kế, Cung Thiếu nhi vừa tạo một không gian thân thiện với môi trường xung quanh, vừa tạo một cảnh quan mới phù hợp với môi trường của khu công viên. Điều này sẽ giúp tạo trí tưởng tượng phong phú hơn cho các cháu và cũng có một số các ý nghĩa về mặt giáo dục như hình tượng chồi, mầm, tháp thiên văn là ngọn đuốc".
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 17 của Đảng bộ thành phố Hà Nội, Thành ủy đã ban hành Chương trình công tác số 06 về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025, trong đó, việc chăm lo cho thế hệ trẻ gắn với giáo dục và đào tạo được coi là khâu đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển toàn diện cả về tri thức - thể chất - nhân cách người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Đến nay, trên toàn thành phố có gần 400 thiết chế văn hóa, thể thao, 30 quận, huyện, thị xã đều có Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao với gần 90 công trình và gần 90% cơ sở tại địa bàn dân cư có điểm sinh hoạt cộng đồng.
Hệ thống thiết chế văn hóa thể thao các cấp đang được tập trung đầu tư phát triển cả về chất lượng và quy mô, gắn với phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững, góp phần nâng cao diện mạo văn hóa địa phương cũng như chất lượng cuộc sống, nhu cầu hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần của người dân Thủ đô.
Với nhiều thế hệ thiếu nhi Thủ đô, Cung Thiếu nhi Hà Nội trên phố Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, là điểm đến quen thuộc, thân thương, trở thành ký ức tuổi thơ tươi đẹp, nơi ươm mầm các tài năng nghệ thuật của Thủ đô cũng như của cả nước.
Tiền thân của Cung Thiếu nhi Hà Nội là Câu lạc bộ Thiếu nhi Hà Nội, từng thu hút hàng vạn con em lao động Thủ đô đến sinh hoạt. Nơi đây là địa chỉ đỏ cho thế hệ 6X, 7X tại Hà Nội. 30 triệu lượt trẻ em đã gắn bó thời thơ ấu tại cung và nhiều cánh én nghệ thuật tuổi thơ đã được chắp cánh từ nơi này. Qua hơn 40 năm sử dụng nhiều trang thiết bị, cơ sở vật chất xuống cấp. Do đó việc xây dựng Cung Thiếu nhi mới là cần thiết.
Với diện mạo mới cùng kiến trúc hiện đại, rộng rãi, gần gũi với thiên nhiên, sử dụng nhiều thiết bị thông minh, chất lượng cao, Cung Thiếu nhi mới của Hà Nội được kỳ vọng sẽ phát huy vai trò là trung tâm văn hóa, thể thao, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập, vui chơi, thi đấu thể thao và rèn luyện thể chất cho thiếu nhi. Từ đó tạo môi trường thuận lợi ươm mầm và phát triển tài năng tương lai cho thành phố; tiếp tục đổi mới, có bước đột phá về chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần giáo dục toàn diện cho lớp lớp măng non của Thủ đô, xứng đáng là nơi chắp cánh ước mơ để tuổi thơ bay xa.
Trưa nay 3/1, nắng lên nhanh và mạnh hơn làm tan lớp sương mù, nhiệt độ cũng tăng nhanh lên mức 23-24 độ và có xu hướng tiếp tục tăng thêm.
Hà Nội các phường, xã mới bảo đảm hoạt động ổn định, thuận lợi cho người dân; Thủ phủ hoa Tây Tựu tất bật chuẩn bị cho vụ Tết; Việt Nam phấn đấu lọt top 10 nước có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất châu Á; Cảnh sát Hàn Quốc thực thi lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.
Đan Mạch mong muốn hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh; Cấp thiết có quy chuẩn đồng nhất trạm sạc xe điện; Hàn Quốc thi hành lệnh bắt giữ Tổng thống... là một số thông tin đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 9h00 hôm nay.
Việc gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO không chỉ giúp Hà Nội quảng bá văn hóa và sáng tạo nghệ thuật, mà còn thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo, từ đó tạo ra cơ hội hợp tác quốc tế và nâng cao vị thế của thành phố trên thế giới.
Tại một số làng nghề đã xảy ra các vụ cháy gây thiệt hại không nhỏ tài sản của người dân. Nguy cơ cháy nổ càng tăng cao trong thời điểm hanh khô như hiện nay, đòi hỏi chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng cháy chữa cháy của từng hộ gia đình.
Novaland đã công bố nghị quyết của HĐQT, ký vào ngày cuối năm 2024. Công ty cho biết đã điều chỉnh giá chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu xuống mức 36.000 đồng/cổ phiếu. Lần điều chỉnh giá gần nhất trước đây là vào tháng 7 năm 2024, giá chuyển đổi khi đó là 40.000 đồng/cổ phiếu. Lô trái phiếu đó có giá trị gốc là hơn 320 triệu USD, theo công bố hồi tháng 7/2024.
0