Cung ứng điện cho sản xuất, tiêu dùng trong mọi hoàn cảnh

Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia năm 2025 và những năm tiếp theo.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong 9 tháng năm 2024, EVN đã đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân; tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp mà Thủ tướng Chính phủ giao để đảm bảo cung cấp đủ điện các tháng cuối năm 2024; đồng thời việc cung ứng điện năm 2025 cơ bản vẫn được đáp ứng. Tuy nhiên còn tiềm ẩn rủi ro khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô nếu nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Hiện nay, EVN đang triển khai đầu tư 10 dự án nguồn điện với tổng công suất 6.793 MW. Về lưới điện, ngoài dự án đường dây 500 kV mạch 3 đã hoàn thành, hiện nay EVN đang đôn đốc triển khai các dự án lưới điện trọng điểm gồm dự án lưới điện nhập khẩu từ Lào và các dự án giải toả thuỷ điện Tây Bắc, đấu nối nguồn điện khí.

Tại cuộc họp, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành thảo luận phân tích kỹ tình hình sản xuất, nhập khẩu điện; nhu cầu sử dụng điện; rà soát năng lực cung ứng điện; việc triển khai các dự án điện về nguồn điện, lưới điện; việc chuẩn bị cung ứng các nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất điện.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh, biểu dương các bộ, ngành, tập đoàn trong lĩnh vực năng lượng, nhất là Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, đảm bảo cung ứng đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng cả năm 2024, với lượng tiêu thụ tăng 11 -13%/năm, trong khi nguồn điện không tăng, trong đó có hoàn thành đường dây tải điện 500 kV mạch 3 chỉ trong hơn 6 tháng triển khai.

Theo Thủ tướng, dự tính năm 2025, nhu cầu điện cả nước tăng khoảng 2.200 MW, song với các giải pháp cụ thể, cơ bản sẽ không thiếu điện. Tuy nhiên về lâu dài, với tốc độ nhu cầu điện tăng từ 12-15%, để đảm bảo nguồn điện trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030, các bộ, ngành phải chủ động, tích cực thực hiện tốt các giải pháp đảm bảo cung ứng đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương triển khai Nghị định mua bán điện trực tiếp; hoàn thiện, trình ngay Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành Nghị định về mua bán điện tự sản tự tiêu, điện mặt trời, áp mái nhằm, khuyến khích phát triển điện sạch, hình thành ngàn công nghiệp điện năng lượng tái tạo; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy các dự án, nhất là vướng mắc liên quan thủ tục đầu tư, quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, giải phóng mặt bằng…, trong đó hoàn thành thực hiện các liên kết điện nhập khảu trong năm 2024; triển khai xây dựng đường dây 500 kV Lào Cai - Việt Trì, trong 6 tháng; bổ sung thêm các dự án nguồn điện, lưới điện mới, tăng nguồn cung điện để chủ động hơn, bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; khẩn trương hoàn thành đàm phán nhập khẩu điện từ Lào, Trung Quốc.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện thể chế, quy định pháp luật; cập nhật Quy hoạch điện VIII, trong đó tăng cường phân cấp, phân quyền, xoá bỏ cơ chế xin - cho, cải cách hành chính, giảm chi phí đầu vào, giảm giá điện; tăng cường khai thác than, khí phục vụ cho sản xuất điện, giảm nhập khẩu, song quyết tâm, quyết liệt chuyển dần điện than sang sản xuất điện sạch, thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26.

Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ, ngành phải xây dựng các kịch bản để chủ động có giải pháp đảm bảo cung ứng đủ điện, không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào; tiếp tục đa dạng hoá nguồn điện gồm thuỷ điện, nhiệt điện, điện khí, điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân; nghiên cứu giá điện phù hợp, căn cứ tình hình, điều kiện đất nước, sát thị trường, trên tinh thần "lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ", "hài hoà lợi ích Nhà nước, người dân, doanh nghiệp".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp Đội 4 – Phòng Cảnh sát hình sự Công an Thành phố Hà Nội vừa truy xét, bắt giữ 20 đối tượng có hành vi gây rối trật tự công cộng.

Khoảng 1 tháng trở lại đây, nhiều đoạn bờ kè trên tuyến đường Tế Tiêu - An Phú (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) bị sụt lún sát mép đường nhựa, tạo thành những hố sâu tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Cơ quan Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa phát hiện, tịch thu, tiêu hủy 1,6 tấn chân giò lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người tử đủ 18 tuổi trở lên mới được tham gia thi sát hạch GPLX mô tô, xe máy và điều khiển xe trên 50 phân khối. Song thực tế, hiện nay, nhiều gia đình vẫn bất chấp quy định, giao xe cho con em, nhất là các em học sinh THPT cầm lái mà không đề phòng nguy cơ mất an toàn giao thông.

Sau 4 tháng phát động, Cuộc thi Tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của Hà Nội đã cho thấy những kết quả khả quan. Tất cả các sáng kiến được mang đi dự thi đều đã và đang được áp dụng tại các quận huyện.

Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an quận Hoàng Mai, công an phương sở tại đã phối hợp xử lý, xử phạt đối với các trượng hợp bị phát hiện vi phạm trên tuyến đường Giải Phóng và khu vực ngã tư Pháp Vân đi Cầu Giẽ.