Cuộc bầu cử định hình tương lai châu Âu

Từ ngày 6 đến 9/6, khoảng 450 triệu công dân 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ bỏ phiếu để bầu chọn 720 đại biểu cho nhiệm kỳ 5 năm mới của Nghị viện châu Âu (EP).

Các ứng cử viên năm nay tập hợp trong 38 danh sách so với 34 của năm 2019, được bầu theo phương thức bỏ phiếu phổ thông trực tiếp một vòng và quy tắc đại diện theo tỷ lệ. Số đại diện của mỗi quốc gia dựa trên quy mô dân số.

Đây là cuộc bầu cử nghị viện lần thứ 10 kể từ cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên năm 1979 và là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ sau Brexit năm 2020.

Các cuộc thăm dò trước thềm bầu cử đều cho thấy phe dân túy và cực hữu phản đối nhập cư có thể sẽ giành được số lượng lớn phiếu ủng hộ.

Nghị viện châu Âu là trụ cột của hệ thống lập pháp. Các đạo luật được thông qua tại đây có giá trị tại tất cả 27 nước thành viên. Mỗi nước có quyền siết thêm nhưng không được nới lỏng hơn những gì đã được quyết tại Nghị viện châu Âu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật sư của cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết, ông có kế hoạch kháng cáo phán quyết lên Tòa án Nhân quyền Châu Âu.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol không trình diện tại cơ quan chống tham nhũng Hàn Quốc theo lệnh triệu tập để thẩm vấn về vụ ban bố lệnh thiết quân luật. Văn phòng Điều tra Tham nhũng quan chức cấp cao Hàn Quốc mô tả đây là “hành vi không tuân thủ lệnh triệu tập lần thứ nhất” và đang xem xét phát lệnh triệu tập lần thứ hai.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận quân đội nước này không đủ nguồn lực đẩy lùi Nga khỏi Donbass và Crimea. Phát biểu của ông Zelensky được đưa ra vào thời điểm quân đội Ukraine đang bị Nga áp đảo về quân số trên khắp tiền tuyến dài gần 1.200 km.

Kiev đã phá vỡ “các quy tắc chiến tranh” khi nhắm vào một sĩ quan quân đội cấp cao ở Moscow, đặc phái viên về Ukraine và Nga của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, ông Keith Kellogg nhận định.

Hàng trăm người Syria đã trở về quê hương kể từ khi các cửa khẩu biên giới mở cửa trở lại vào đầu tháng này, gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong cộng đồng người dân Thổ Nhĩ Kỳ về những tác động kinh tế và xã hội của việc này.

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% lên hàng hóa từ Mexico và Canada, nhằm kiểm soát ma túy và người di cư. Các doanh nghiệp Mexico cảnh báo rằng điều này không chỉ vi phạm thỏa thuận thương mại tự do mà còn đe dọa nghiêm trọng đến sức cạnh tranh và đầu tư song phương giữa hai nước.