Cuộc chiến tranh ủy nhiệm khắc nghiệt nhất lịch sử hiện đại

Từ lâu, Nga đã coi xung đột ở Ukraine là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm, mà trong đó các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu sử dụng Ukraine để chống Nga. Trong một bài viết đăng trên tạp chí Bloomberg, nhà phân tích Hal Brands thuộc trường ĐH Johns Hopkins (Mỹ) cũng cho rằng Nga chính là mục tiêu của một trong những cuộc chiến tranh ủy nhiệm khắc nghiệt nhất trong lịch sử hiện đại.

Chiến tranh uỷ nhiệm là một công cụ có từ lâu, được dùng để cạnh tranh giữa các cường quốc, để bên này làm đổ máu bên kia mà không cần đụng độ vũ trang trực tiếp. Chìa khóa của chiến lược chiến tranh ủy nhiệm là tìm một đối tác địa phương, một bên được ủy quyền sẵn sàng chiến đấu và rồi sau đó gửi nhiều vũ khí, tiền bạc và thông tin tình báo cần thiết để giáng những đòn chí mạng vào đối thủ. Xét định nghĩa trên, có thể thấy một số yếu tố của cuộc chiến ủy nhiệm qua các hành động của Mỹ và NATO trong suốt hơn một năm diễn ra xung đột Nga - Ukraine.

Trước hết, Mỹ nói riêng và các nước phương Tây nói chung đã ồ ạt cung cấp các loại vũ khí cho Ukraine. Từ việc cung cấp một cách từ từ với số lượng hạn chế các loại vũ khí có từ thời Liên Xô, giờ đây, phương Tây đã đáp ứng gần như mọi đề nghị viện trợ vũ khí của Kiev, từ vũ khí tầm ngắn tới tầm xa, từ vũ khí hạng nhẹ tới hạng nặng. Sau khi gửi tên lửa Javelin và Stinger tới Ukraine trong những tuần đầu tiên của cuộc xung đột, Washington đã cung cấp lựu pháo M777 vào mùa Xuân và hệ thống tên lửa Himars vào mùa Hè. Anh, Ba Lan, Đức, Pháp và Hà Lan cũng có những đóng góp không nhỏ. Tính tới nay, hơn 30 quốc gia đã cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine. Hiện nhằm hỗ trợ cho Ukraine trong cuộc phản công mùa xuân, các khẩu đội tên lửa phòng không Patriot, xe tăng Challenger-2, Abrams và Leopard, các phương tiện chiến đấu Bradley và Stryker cùng máy bay chiến đấu Mig-29 đã và đang được chuyển giao cho Kiev.

Không chỉ gửi vũ khí, phương Tây còn tích cực huấn luyện binh sĩ Ukraine. Mới đây hàng chục binh sỹ đặc công Ukraine đã được tham gia đợt huấn luyện kéo dài 4 tuần về cách xây dựng chiến hào, cầu đường và tác chiến đặc biệt do lực lượng vũ trang Tây Ban Nha tổ chức. Khoá huấn luyện này là một phần của chương trình của phái bộ hỗ trợ quân sự của Liên minh châu Âu dành cho Ukraine. Trước đó, các khoá huấn luyện cấp tốc nhằm đào tạo binh sĩ Ukraine cách thức vận hành các loại xe tăng Challenger 2 và Leopard 2 cũng đã diễn ra tại các quốc gia châu Âu như Anh, Đức và Tây Ban Nha.

Ngoài cung cấp vũ khí và hỗ trợ huấn luyện binh sĩ Ukraine, các chính phủ phương Tây còn cung cấp thông tin tình báo cũng như hỗ trợ lập kế hoạch tác chiến cho Ukraine. Họ cũng đổ nhiều tiền bạc vào chiến trường này. Theo số liệu do Viện Kiel về kinh tế thế giới của Đức công bố, kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ đến ngày 15/1, Mỹ tổng cộng chi gần 78 tỉ USD viện trợ quân sự, tài chính và nhân đạo cho Ukraine. Con số này của Liên minh châu Âu (EU) là 58,56 tỉ USD.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan. Đa phần ý kiến tại hội nghị COP29 đều ủng hộ chuyển đổi năng lượng sạch, song cần lộ trình chuyển đổi rõ ràng để đảm bảo phát triển bền vững.

Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.

Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.

Tuần lễ cấp cao APEC 2024 quy tụ khoảng 20.000 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên trên khắp châu Á, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Với chủ đề năm APEC 2024 là “Trao quyền, Bao trùm, Tăng trưởng”, nước chủ nhà Peru kỳ vọng thông qua các Hội nghị lần này thúc đẩy sự thịnh vượng lớn hơn trong khu vực.