Cuộc chiến tranh ủy nhiệm tại Ukraine

Từ lâu, Nga đã coi xung đột ở Ukraine là một cuộc chiến ủy nhiệm, trong đó các nước phương Tây sử dụng Ukraine để chống Nga. Theo nhà phân tích Hal Brands trên tờ Bloomberg, Nga là mục tiêu của một trong những cuộc chiến tranh ủy nhiệm khắc nghiệt nhất trong lịch sử hiện đại.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Chiến tranh ủy nhiệm là một công cụ có từ lâu, được dùng để cạnh tranh giữa các cường quốc, để bên này làm đổ máu bên kia mà không cần đụng độ vũ trang trực tiếp. Chìa khóa của chiến lược chiến tranh ủy nhiệm là tìm một đối tác địa phương, một bên được ủy quyền sẵn sàng chiến đấu và rồi sau đó gửi nhiều vũ khí, tiền bạc và thông tin tình báo cần thiết để giáng những đòn chí mạng vào đối thủ. Đây lại chính là điều mà Mỹ và các đồng minh đang làm với Nga ngày nay, thông qua Ukraine. Theo nhà phân tích Hal Brands trên tờ Bloomberg, Nga là mục tiêu của một trong những cuộc chiến tranh ủy nhiệm khắc nghiệt nhất trong lịch sử hiện đại.

Trích dẫn dữ liệu từ Viện Kinh tế Thế giới Kiel, công ty nghiên cứu Statista của Đức cho thấy, viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine đến giữa tháng 1/2023, tức 11 tháng kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, đã là 46,6 tỷ USD tính theo thời giá USD năm 2022. Con số này cao hơn mức chi tiêu quân sự trung bình hàng năm là 43,4 tỷ USD trong 10 năm đầu tiên quân đội Mỹ tham chiến ở Afghanistan.

Dù không chính thức triển khai binh sĩ nào tới Ukraine, hoặc tuyên bố mình là một bên tham gia trực tiếp trong cuộc xung đột, nhưng Mỹ lại đang chi viện trợ quân sự cho Kiev nhiều hơn số tiền mà Washington từng tiêu tại Afghanistan, nơi quân đội Mỹ tham gia cuộc chiến dài nhất trong lịch sử quốc gia. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Ba Lan vừa kế nhiệm Hungary đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu EU trong vòng sáu tháng. Đây là lần thứ hai Ba Lan giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU sau khi gia nhập khối này. Đây được cho là lợi thế để Ba Lan thực hiện những mục tiêu trong thời gian đảm nhiệm chức vụ này. Tuy nhiên, nước này cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức.

Trước sức ép từ chính nội bộ Đảng Tự do cầm quyền, ông Justin Trudeau đã tuyên bố từ chức lãnh đạo đảng và vị trí Thủ tướng Canada, đánh dấu một bước ngoặt lớn trên chính trường nước này.

Ngay trong ngày đầu năm mới nước Mỹ choáng váng bởi hai vụ khủng bố, và lý lịch của cả hai nghi can khiến người ta lo ngại hơn. Tất cả các vụ tấn công đều do các thành viên đã xuất ngũ hoặc đang tại ngũ của lực lượng vũ trang gây ra.

Băng tuyết đã trở thành một nguồn tài nguyên quý giá đối với ngành du lịch Trung Quốc. Nước này đang đầu tư mạnh vào du lịch mùa đông nhằm thúc đẩy kinh tế ở vùng phía Bắc và Đông Bắc, nơi có khí hậu lạnh.

Từ ngày 1/1/2025, Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine. Một câu hỏi được đặt ra là việc trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine dừng lại, đâu sẽ là những bên được, bên mất?

Ngày 3/1, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tổ chức phiên điều trần lần hai nhằm chuẩn bị cho phiên tòa chính thức luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.