Cuộc chiến Trung Đông: Giải mã màn 'ngoại giao' hoả tiễn

Sau gần hai tháng chuẩn bị và hứa hẹn, cuối cùng, Iran đã tiến hành cuộc tấn công tên lửa vào lãnh thổ Israel. Theo phía Israel, đã có 181 tên lửa đạn đạo và hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Iran. Còn theo IRGC (Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran), họ đã sử dụng khoảng 500 tên lửa các loại trong cuộc tấn công này.

Lệnh tấn công đã được đích thân Lãnh tụ tối cao của Iran, Ali Khamenei đưa ra, nhằm nhấn mạnh quyết tâm của người Iran về việc họ không có bất kỳ thỏa thuận hậu trường nào với phương Tây. Đáng chú ý, khi bắt đầu chiến dịch, chính quyền Tehran ở một khía cạnh nào đó đã “sao chép” công thức mà Israel rất ưa dùng: Hoa Kỳ đã được thông báo qua kênh ngoại giao ngay khi cuộc tấn công bắt đầu.

Lệnh tấn công đã được đích thân Lãnh tụ tối cao của Iran, Ali Khamenei đưa ra.

Bất chấp thực tế rằng cuộc tấn công của Iran là có thể dự đoán được và về cơ bản chỉ là vấn đề thời gian, phía Israel vẫn có vẻ khá chủ quan. Việc Iran tỏ ra thiếu phản ứng kịp thời trước vụ hai thủ lĩnh Hezbollah Haniyeh và Nasrallah bị sát hại đã "truyền cảm hứng" cho Israel tin rằng Tehran đang hướng tới việc thiết lập lại cuộc đối thoại với Washington với mục đích đổi lấy sự nhượng bộ trong khu vực, có nghĩa là họ sẽ không quá tích cực bảo vệ lợi ích của “phe kháng chiến”.

Kết quả của cuộc tấn công này cũng chứng tỏ Tel Aviv đã không rút ra được bài học từ sự kiện tháng Tư vừa qua - sau khi Iran tập kích quy mô lớn bằng tên lửa và máy bay không người lái vào lãnh thổ nước này. Hơn nữa, họ còn phụ thuộc quá nhiều vào sự hỗ trợ của lực lượng Không quân và Hải quân của Hoa Kỳ, châu Âu và các đối tác trong khu vực.

Theo phía Israel, đã có 181 tên lửa đạn đạo và hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Iran.

Tuy nhiên, trên thực tế, có vẻ như nhóm đối tác của Israel đã mỏng đi đáng kể: không một quốc gia quân chủ Ả Rập nào, kể cả Bahrain, UAE và Jordan, tham gia vào việc bảo vệ không phận Israel. Các lực lượng của châu Âu trong khu vực tham gia không đáng kể, mặc dù Pháp và Anh khẳng định ngược lại và luôn thể hiện mối quan ngại của họ về tình hình bằng mọi cách. Gánh nặng trách nhiệm chính trong việc hỗ trợ phòng không Israel đổ lên vai Hoa Kỳ, nước này đã phải nhanh chóng triển khai các tàu khu trục ở Địa Trung Hải và cũng chỉ kịp phóng hơn 10 quả tên lửa lên trời để đánh chặn các tên lửa đạn đạo của Iran.

Trong cuộc tấn công này, tất cả các tên lửa của Iran chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự và các cơ sở công nghiệp quốc phòng.

Cuộc tấn công đêm 01/10 đã chứng tỏ rằng Iran biết khá rõ về vị trí của các cơ sở quân sự quan trọng ở Israel. Quan trọng hơn, họ hoàn toàn có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của Israel mà không cần sử dụng hàng đàn máy bay không người lái như trường hợp hồi tháng Tư vừa qua.

Trong cuộc tấn công này, tất cả các tên lửa của Iran chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự và các cơ sở công nghiệp quốc phòng, không gây ra bất cứ thiệt hại dân sự nào. Điều này đã được chính Israel công nhận (Nhân tiện, duy nhất một người Palestin thiệt mạng lại là do bị tầng khởi tốc nhiên liệu rắn của tên lửa Arow-2 rơi trúng người).

Video khác ghi lại hình ảnh cuộc tấn công.

Phía Iran cũng tuyên bố: "Mặc dù đây có thể coi là cuộc tấn công quy mô lớn vào lãnh thổ Israel nhưng IRGC chỉ tấn công vào các mục tiêu có chọn lọc. Chúng tôi không sử dụng chiến thuật 'rải thảm' như Hoa Kỳ và Israel ưa thích. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không chắc chắn những cơ sở hạ tầng dân sự của Israel có thể an toàn nếu họ có những hành động khiến chúng tôi phải tấn công trả đũa trong những lần tiếp theo".

Mặc dù các tuyên bố về thiệt hại rất khác nhau - chẳng hạn, người Israel phủ nhận việc mất hơn 20 máy bay chiến đấu F-35 và F-15, thì việc một số căn cứ không quân và trung tâm tình báo của MOSSAD tại Tel Aviv bị tấn công thiệt hại nặng nề là điều không thể bàn cãi.

Ngoài ra, Tehran cũng đã chứng minh việc tên lửa siêu vượt âm Fattah-2 của họ không chỉ chiến đấu được mà còn tấn công rất tốt trước hệ thống phòng không dày đặc của Israel (với những tổ hợp phòng không được ca ngợi như Iron Dome, David’s Sling, Patriot, Arrow-2 và Arrow-3), điều mà vài tháng trước đã bị báo chí Israel chế giễu và coi là “phát minh cổ tích của những người Ba Tư”.

Có lẽ nhiệm vụ rất quan trọng mà Iran đạt được qua cuộc tấn công của mình là chứng minh cho xã hội Iran, cộng đồng Ả Rập và cả phương Tây thấy rằng Tehran sẵn sàng chấp nhận chiến tranh để bảo vệ lợi ích chiến lược của mình, đồng thời loại bỏ sự bất mãn đang âm ỉ đối với chính phủ cải cách do Masoud Pezeshkian lãnh đạo cũng như loại trừ sự tồn tại (nếu có) của các thỏa thuận hậu trường giữa Iran và Hoa Kỳ. Ngoài ra, cuộc tấn công này còn thể hiện rất rõ ràng ý chí của Lãnh tụ tối cao là bất di bất dịch, đường lối chiến lược là không thể lay chuyển.

Tehran cũng đã chứng minh việc tên lửa siêu vượt âm Fattah-2 của họ không chỉ chiến đấu được mà còn chiến đấu rất tốt trước hệ thống phòng không dày đặc của Israel.

Sau cuộc tấn công, Israel ngay lập tức trở lại lối hùng biện trước đây, hứa hẹn một “phản ứng rất mạnh mẽ” sẽ được áp dụng đối với các hành động của Tehran. Những phát biểu tương tự cũng được đưa ra ở Washington, lưu ý rằng Iran đã phạm phải một “sai lầm không thể tha thứ”. Việc Israel và Hoa Kỳ muốn “giơ nắm đấm” sau trận chiến là điều có thể hiểu được.

Đối với Israel, điều quan trọng là chính phủ của Benjamin Netanyahu phải duy trì nền tảng thông tin tích cực xung quanh cuộc xung đột với Tehran và niềm tin của công chúng rằng chính Tel Aviv “đã chiến thắng” trong cuộc đối đầu này.

Đối với Hoa Kỳ, cuộc xung đột bùng phát ở Trung Đông có ý nghĩa quan trọng xét từ góc độ chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Bất kể ai thắng, Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ, mỗi bên sẽ có thể xoay chuyển “mối đe dọa Iran” theo cách riêng của mình. Đối với Đảng Dân chủ, nó sẽ trở thành cơ sở thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống phòng thủ tập thể ở Trung Đông nhằm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Tehran. Đối với Đảng Cộng hòa, đây là cơ sở để siết chặt “ốc vít trừng phạt” và từ chối bắt đầu lại đối thoại.

Những “phản ứng quyết đoán” tiếp theo từ Tehran và Tel Aviv trước các cuộc tấn công của nhau sẽ mang tính chất nền tảng hơn. Mỗi bên sẽ cố gắng lợi dụng nỗi sợ hãi của đối phương để củng cố vị thế của họ trong khu vực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đồng USD tăng giá so với đồng euro và phục hồi so với hầu hết các đồng tiền mạnh khác trong phiên 1/11, sau khi các nhà đầu tư đánh giá về số liệu mới công bố cho thấy tăng trưởng việc làm của Mỹ chậm lại đáng kể trong tháng 10/2024.

Hội nghị thượng đỉnh đa dạng sinh học của Liên hợp quốc lần thứ 16 (COP16) đã được tổ chức tại Colombia từ ngày 21/10 đến 1/11 với chủ đề "Thế giới thực hiện bước đi quan trọng để tạo dựng Hòa bình với thiên nhiên".

Tính tới thời điểm hiện tại, số cử tri bỏ phiếu sớm ở Mỹ đã lên tới hơn 70 triệu người, bao gồm hơn 37 triệu người bỏ phiếu vắng mặt và 32,7 triệu người bỏ phiếu qua bưu điện. Tổng số cử tri đã đăng ký bỏ phiếu qua bưu điện là gần 67,5 triệu người.

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết, Nga duy trì liên lạc với tất cả các bên trong cuộc xung đột, bao gồm Israel, Iran, Liban và các bên khác. Do đó, nếu những nỗ lực của Nga có hiệu quả, Moscow sẵn sàng trở thành trung gian hòa giải giữa Israel và phong trào Hezbollah.

Số người thiệt mạng trong trận lũ lịch sử tại miền Đông Tây Ban Nha hiện đã lên tới 205 người. Trong khi đó, hy vọng tìm thấy người sống sót ngày càng mờ nhạt.

Giá dầu thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 1/11 do có thông tin Iran đang chuẩn bị hành động đáp trả nhằm vào Israel trong những ngày tới. Tuy nhiên, sản lượng kỷ lục của Mỹ đã gây áp lực lên giá “vàng đen”.