Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu chưa từng có

Sau hơn 10 tháng, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã dẫn tới các lệnh trừng phạt từ cả hai phía, đẩy giá năng lượng lên cao tại nhiều nước, gây mất an ninh lương thực tại một số nước đang phát triển, làm trầm trọng thêm tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và cản trở nỗ lực hồi phục của kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19.

Đối với ngành năng lượng, năm 2022 sẽ được ghi nhớ là năm mà thế giới phải trải qua cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu chưa từng có. Nga là nước xuất khẩu năng lượng lớn thứ hai thế giới, chiếm khoảng 10% sản lượng năng lượng của thế giới, bao gồm 17% khí đốt tự nhiên và 12% dầu mỏ. Sự kiện "thiên nga đen" – cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra ngày 24/2 kéo theo việc Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và các đồng minh áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với năng lượng nhập khẩu từ Nga đã tạo ra áp lực mới đối với nguồn cung năng lượng, khiến giá dầu trên thị trường thế giới có lúc tăng vọt lên khoảng 140 USD/thùng, gần mức kỷ lục mọi thời đại. 

Không chỉ thế, việc Nga hạn chế xuất khẩu khí đốt sang Châu Âu nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh liên quan đến “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, đã khiến thị trường năng lượng Châu Âu một phen chao đảo. Giá khí đốt có lúc tăng lên tới 340 euro/ megawatt giờ hồi tháng 8, đạt mức cao nhất trong nhiều năm.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, bà Ursula Von Der Leyen, cho biết: “Xung đột Nga – Ukraine gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với thị trường năng lượng toàn cầu và Châu Âu”. 

Để lấp đầy 85% các kho dự trữ trước mùa Đông, Châu Âu đã phải chấp nhận mức giá cao hơn khi mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ, Qatar hay mua khí đốt của Na Uy, Algeria, thậm chí từ cả các quốc gia xa xôi như Azerbaijan hay một số nước ở Châu Phi, vùng Vịnh. 

Hàng loạt các biện pháp tiết kiệm năng lượng chưa từng có tiền lệ đã được triển khai, nhằm thực hiện mục tiêu giảm 15% lượng khí đốt sử dụng trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023, như giảm nhiệt sưởi ấm, giảm sử dụng nước nóng và điều hòa không khí tại trường học và các tòa nhà công. Tại thủ đô Paris, Pháp, nơi được mệnh danh là kinh đô ánh sáng, đèn chiếu sáng tháp Eiffel cùng nhiều công trình nổi tiếng khác ở đã phải tắt sớm hơn một giờ để tiết kiệm năng lượng. Mặc dù vậy, mất điện luân phiên giữa mùa đông lạnh giá là điều vẫn có thể xảy ra tại nhiều nước Châu Âu, khiến người dân phải rốt ráo chuẩn bị các thiết bị chiếu sáng và nguồn năng lượng dự trữ.

Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, cuộc khủng hoảng năng lượng còn đang đe dọa các lĩnh vực then chốt của ngành công nghiệp Châu Âu, thậm chí có thể kích hoạt quá trình “phi công nghiệp hóa”, kéo theo tỷ lệ thất nghiệp tăng và nhiều người rơi vào cảnh nghèo túng.

Chuyên gia năng lượng Đức, Alexander Rahr, nhận định: “Khó khăn nhất là lĩnh vực công nghiệp, vì các doanh nghiệp Đức, kể cả các công ty Châu Âu, đã không còn khả năng sản xuất đủ điện và năng lượng để duy trì năng suất ban đầu. Nhiều doanh nghiệp đã bị phá sản.”

Theo một thống kê của Bloomberg, trong năm 2022, EU đã thiệt hại khoảng 1.000 tỉ USD do giá khí đốt tăng cao do xung đột Nga - Ukraine. Để cố gắng hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng đối với nền kinh tế, các mức giá trần với dầu và khí đốt Nga đã được đưa ra. Tuy nhiên, an ninh năng lượng vẫn sẽ tiếp tục là một bài toán khó đối với EU trong thời gian tới, khi các nhà phân tích cảnh báo rằng các kho dự trữ khí đốt của Châu Âu chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong hai tháng đỉnh điểm của mùa đông năm nay và có khả năng thiếu hụt tới 30 tỷ m3 vào năm 2023, khi nguồn cung từ đường dẫn khí đốt của Nga đã dừng lại còn nguồn cung LNG từ các nước ngoài Nga hiện nay chủ yếu chỉ mang tính tạm thời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.

Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.

Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.

Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.