Stress, căn bệnh vô hình | Cuộc sống thành thị | 23/12/2022

Stress - Căng thẳng, đó là điều mà bất cứ ai trong chúng ta đều có thể gặp trong cuộc sống. Sự thiếu cân bằng trong giải quyết vấn đề nào đó, không tìm được lời giải cho sự việc mà bản thân gặp phải...đều rất có thể khiến cho bản thân chúng ta rơi vào trạng thái stress. Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, dường như sự căng thẳng này ngày càng nhân lên trước các áp lực của cuộc sống. Chia sẻ của các vị khách mời trong chương trình 'Cuộc sống thành thị' hôm nay sẽ cho khán giả thấy rõ hơn về stress và cách giải tỏa sự căng thẳng, lấy lại cân bằng và thư thái trong cuộc sống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Câu chuyện về những nữ doanh nhân thủ đô với những thăng trầm trong bước đường khởi nghiệp, chia sẻ truyền cảm hứng về việc chủ động thiết kế một cuộc đời đáng sống. Cơ hội cho những phụ nữ lập nghiệp ở đô thị, trong những lĩnh vực nhiều thách thức. Những trợ giúp để phụ nữ chủ động thiết lập mục tiêu cuộc sống và lên kế hoạch thực hiện.

Đô thị luôn là nơi được mọi người tìm đến. Ở đó có nhịp sống sôi động, điều kiện giao lưu văn hóa và điều kiện học tập, tìm kiếm việc làm, cơ hội thăng tiến… tạo thành “lực hút” dòng người từ khu vực nông thôn, hội tụ về chốn phồn hoa náo nhiệt. Thế nhưng nhiều bạn trẻ lại ngược dòng lựa chọn phát triển nghề nghiệp “đánh thức” tài nguyên bản địa, kết hợp kiến thức công nghệ, phát huy nét độc đáo văn hoá địa phương, tạo nên những giá trị mới.

Sông Hồng từng đóng vai trò quan trọng trong giao thương, buôn bán đường thủy. Những làng nghề, phố thị từng được hình thành dọc bờ sông. Nhưng rồi khi những phương tiện giao thông phong phú hơn, thuận lợi hơn thì dòng sông Hồng dường như bị lãng quên. Trong nhiều năm phát triển của một đô thị hiện đại, Hà Nội vẫn đang quay lưng về phía sông Hồng. Vùng ven sông Hồng, bãi giữa sông Hồng vẫn được coi như vùng rìa, một vùng đất bị lãng quên dành cho những người tứ xứ, sống tạm. Trong chiến lược phát triển của mình, Hà Nội đã được quy hoạch trở thành thành phố hai bên bờ sông, với dòng sông Hồng là trục chính cho kinh tế, văn hóa, du lịch, sinh thái… Có những lựa chọn nào cho một thành phố bên sông?

Trong bối cảnh đô thị ngày càng đông đúc và chật chội, số lượng người dân sống trong các khu tập thể hay còn gọi là chung cư cũ được xây từ thế kỷ trước tại Hà Nội có số lượng không nhỏ. Cơi nới cải tạo, xây dựng thêm ở các khu chung cư cũ nhằm tạo ra các không gian ở mới, rộng hơn phù hợp hơn với điều kiện sống của các thành viên trong gia đình. Cơi nới không gian chung cư cũ ở giai đoạn thiếu thốn chuyển sang lấn chiếm như một thói quen ở những khu đô thị mới và không gian công cộng.

Ứng dụng công nghệ mới trong trưng bày cổ vật, thiết kế nhiều sản phẩm du lịch văn hóa mới cho khách tham quan, đẩy mạnh truyền thông số... nhiều biện pháp đang được các bảo tàng, di tích áp dụng để thu hút sự quan tâm của công chúng. Làm sao để bảo tàng, di tích có sức sống mới trong đời sống đô thị hiện đại? Làm sao để việc đi bảo tàng, thăm di tích, tìm hiểu về lịch sử của dân tộc thông qua các di sản…trở thành một thói quen văn hóa của người Hà Nội chứ không chỉ là một trào lưu là điều đáng phải suy ngẫm.

Tuổi dậy thì luôn được nhắc đến như một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Giai đoạn này chứng kiến sự phát triển và biến đổi khá lớn về tâm sinh lý của một đứa trẻ và thường được hình dung cùng với sự “nổi loạn”, “phá vỡ ranh giới”, “vượt rào”... Khá nhiều hành vi của trẻ ở giai đoạn này trở thành nỗi đau đầu của các bậc phụ huynh.