Cuối tháng 12 xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại

Từ tháng 12/2024, không khí lạnh được dự báo hoạt động mạnh, gây ra các đợt rét đậm, rét hại ở khu vực Bắc Bộ. Đồng thời, các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, triều cường, và sạt lở sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các vùng miền khác trên cả nước.

Nhận định về các hình thái thời tiết đáng lưu ý trong thời gian tới, chuyên gia Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: từ nửa cuối tháng 11/2024 đến tháng 2/2025, không khí lạnh có khả năng sẽ hoạt động mạnh và gây ra các đợt rét đậm, rét hại ở khu vực Bắc Bộ. Đặc biệt, các vùng núi cao có thể đối mặt với hiện tượng băng giá, sương muối, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và sản xuất nông nghiệp.

Về xu thế mưa, ông Lâm dự báo, các đợt mưa lớn trong thời gian tới sẽ tiếp tục xuất hiện tại khu vực Trung và Nam Trung Bộ trong nửa cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2024. Mùa mưa ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có thể kết thúc muộn hơn bình thường (khoảng cuối tháng 11 tại Tây Nguyên và Nam Bộ và cuối tháng 12/2024 tại khu vực Trung và Nam Trung Bộ).

Từ tháng 11/2024 đến tháng 2/2025, khu vực Đông Nam Bộ dự báo sẽ trải qua 7 đợt triều cường, với đợt cao nhất vào giữa tháng 11/2024. Mực nước tại trạm Vũng Tàu có thể đạt 4,3m, gây ngập úng nghiêm trọng tại các vùng ven sông và ngoài đê bao.

Các tỉnh ven biển Trung Bộ và Nam Bộ cần đặc biệt lưu ý nguy cơ sạt lở bờ sông và bờ biển do sóng lớn kết hợp nước dâng trong thời gian bão và áp thấp nhiệt đới.

Dòng chảy từ sông Mekong về đồng bằng sông Cửu Long trong các tháng cuối năm 2024 sẽ giảm dần, dẫn đến nguy cơ xâm nhập mặn vào sâu từ giữa tháng 2/2025. Một số khu vực có thể xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

Các địa phương, đặc biệt ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên, cần chuẩn bị các biện pháp phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài, cũng như ứng phó với nguy cơ ngập úng và sạt lở tại các vùng trũng thấp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Sáng 13/2, huyện Đông Anh tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Tới dự và động viên 243 công dân lên đường nhập ngũ có Phó Bí thư Thành ủy – Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn.

Sáng 13/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về ba dự thảo luật, bao gồm: Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại tổ đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

Tại Lễ giao, nhận quân năm 2025 của quận Đống Đa có sự tham dự của Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội, các vị lãnh đạo và đông đảo nhân dân quận Đống Đa.

Một Phó Đội trưởng Đội kiểm tra quy tắc đô thị và một cán bộ địa chính vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng nay, 13/2, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và Ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Bộ Nội vụ vừa phối hợp với Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Điểm nghẽn thể chế và các giải pháp đột phá để phát triển”, trong đó đại biểu cho rằng hiện nay thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”.