Cuối tuần ở thư viện Hạnh Phúc
Tại xã Thọ An, huyện Đan Phượng, thư viện Hạnh Phúc lâu nay đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân.
Chị Lê Thị Hồng Ngát (huyện Đan Phượng) chưa từng bỏ bất cứ buổi đọc sách nào khi thư viện mở cửa. Với chị, mỗi ngày đến thư viện là một hành trình gắn bó hơn với con cái.
Chị Ngát cho biết: "Trước đây khi chưa biết đến thư viện, buổi tối và cuối tuần mình sẽ dành thời gian để xem phim, con mình cũng hay xem điện thoại. Từ khi biết đến thư viện, mình đưa con đến đây thì bé rất thích. Bé tránh được việc xem điện thoại và ti vi quá nhiều".
Bà Đào Thị Vệ và bà Lê Thị Miên tuần nào cũng đến thư viện đọc sách. Với các bà, thư viện không chỉ là nơi cập nhập thêm những kiến thức mới của cuộc sống, mà còn là nơi để những người cao tuổi rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần khi tuổi đã cao.
Bà Vệ chia sẻ: "Trước kia không có thư viện, ở nhà có quyển sách nào hay thì thi thoảng đọc cho khuây khỏa, chứ cũng không đi sâu vào lắm. Từ ngày có thư viện như là 'in' vào trong đầu óc của mình. Cứ nhớ đến giờ đấy là phải đọc sách, để tìm hiểu thêm về cách sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày".
Ở thư viện cộng đồng, số lượng các em nhỏ đến đọc sách cũng khá đông. Vì trong tuần phải đến trường học, các em thường đọc sách vào buổi sáng cuối tuần, qua đó bổ sung thêm kiến thức về cuộc sống.
Ở Đan Phượng, những thư viện cộng đồng mang tên Hạnh Phúc có mặt nhiều nơi với nhiều đầu sách phong phú, từ truyện tranh cho trẻ, sách, báo, tư liệu tham khảo cho người lớn, giúp người dân địa phương có thêm không gian để bổ sung kiến thức mỗi ngày.
Tại xã Tân Hội, thư viện Hạnh Phúc luôn là điểm hẹn của những tâm hồn yêu sách, lan tỏa giá trị của tri thức và kết nối cộng đồng, trở thành nhịp sống chung của cả vùng. Thư viện mở cửa cả ngày từ sáng đến tối, phục vụ cho nhu cầu đọc sách của mọi người, mọi lứa tuổi.
Đến thư viện, người dân không những được đọc sách mà còn tăng cường giao tiếp và chia sẻ thông tin. Đó chính là lý do khiến cho những thư viện này thu hút cộng đồng, bất kể thời điểm nào. Công việc của những người thủ thư cũng trở nên bận rộn và ý nghĩa hơn.
Ngày cuối tuần ở vùng quê Đan Phượng khép lại trong sự bình yên. Ở đây, văn hóa đọc không chỉ là một thói quen, mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhịp sống của người dân ngoại thành Hà Nội.
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã đem đến nhiều lợi ích cho đời sống hàng ngày. Thời gian gần đây, ở nhiều tổ dân phố, các lớp học công nghệ cho người lớn tuổi đã ra đời, nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân.
Một địa điểm kinh doanh cà phê ở quận Nam Từ Liêm đã có sáng kiến hay để giáo dục truyền thống, lan tỏa tình yêu nước cho thế hệ trẻ, hòa chung không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hà Nội là thành phố của nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Ban ngày là nhịp sống vội vã, nhưng khi thành phố lên đèn, một nhịp sống khác lại bắt đầu. Với những quán ăn đêm, đây mới là lúc họ khởi đầu cho ngày mới.
Hà Nội sớm tinh mơ, thành phố còn ngái ngủ; nhưng trong lòng các khu dân cư, các công viên, vườn hoa, một ngày mới đã thực sự bắt đầu. Với nhiều người cao tuổi, mỗi sáng sớm là một lần làm mới mình bằng chuyển động, bằng tiếng cười, bằng sự kết nối giản dị mà thân quen.
Tháng 4, Hà Nội bắt đầu đón những tia nắng đầu hè cũng là lúc những vườn dâu tằm bước vào mùa chín rộ và những người nông dân lại tất bật thu hoạch.
Không chỉ giúp nâng cao thể chất, các buổi tập thể dục nhịp điệu vào buổi tối còn là dịp để mọi người nạp lại năng lượng, giao lưu, gắn kết và tận hưởng bầu không khí mát mẻ, thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.
0