Cựu Bộ trưởng Y tế mắc chứng 'rối loạn ngưng thở khi ngủ'

Bào chữa cho cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, luật sư cho biết cựu Bộ trưởng mắc chứng bệnh rối loạn ngưng thở khi ngủ và mắt trái hầu như mất thị lực do bệnh bong đáy võng mạc. Luật sư mong tòa xem xét giảm nhẹ. Bởi sai phạm của bị cáo này xảy ra trong hoàn cảnh dịch bệnh, chưa có tiền lệ và vị cựu Bộ trưởng không đòi hỏi Phan Quốc Việt phải đưa tiền.

Trong phiên toà xét xử sáng 8/1, cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long bị đại diện Viện Kiểm sát đề nghị mức án 19-20 năm về tội "Nhận hối lộ" với cáo buộc đã nhận 2,2 triệu USD từ bị cáo Phan Quốc Việt (Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á).

Chiều 8/1, phiên tòa xét xử tiếp tục với phần bào chữa. Nhóm ba luật sư bào chữa cho cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long được trình bày đầu tiên.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bị Viện kiểm sát cáo buộc thực hiện nhiều hành vi sai phạm, giúp Công ty Việt Á được đăng ký lưu hành sản phẩm kit test Covid-19, dù nó thuộc sở hữu Nhà nước. Cựu Bộ trưởng sau đó còn giúp Việt Á bán kit test với giá cao tại nhiều nơi.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: ANTĐ

Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thanh Long, luật sư Trần Nam Long mong Hội đồng xét xử lưu ý xem xét ông Long và các bị cáo làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, khi làm sai đều nằm trong bối cảnh đặc thù, đòi hỏi phải có cách xử lý chưa từng có tiền lệ.

Các sai phạm ông Long bị cáo buộc đều diễn ra vào thời điểm tháng 3/2020, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca tử vong ngày càng tăng cao, kit test nhập khẩu có giá rất cao và các nước tranh giành rất gay gắt nên không thể mua được.

Về cấp phép tạm thời, khi nhận nhiệm vụ Thứ trưởng, Phó Trưởng Ban chỉ đạo, ông Long được phân công làm công tác truyền thông, không được phân công nhiệm vụ liên quan đến cấp phép test. Ông Nguyễn Thanh Long chỉ thúc giục, đẩy nhanh tiến độ cấp phép theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Ban chỉ đạo trong tình trạng vẫn nghĩ test đó là của Học viện Quân y.

Đối với việc cấp phép chính thức, luật sư nêu nhiệm vụ cấp phép hoặc rút giấy phép được phân công cho hai Thứ trưởng và các bộ phận giúp việc liên quan, các tờ trình liên quan đến cấp test chẩn đoán của Việt Á đều gửi cho hai thứ trưởng khác, không gửi cho ông Long để chỉ đạo.

Ông Long chỉ đôn đốc chung các đầu việc chống dịch, trong đó có việc cấp phép đối với tất cả các loại test xét nghiệm trong các buổi giao ban.

Các biên bản giao ban đã thể hiện rõ nội dung này, có 169 loại test chẩn đoán khác nhau đã được Bộ Y tế cấp phép. Thực tế, Việt Á không phải đơn vị duy nhất được cấp phép test chẩn đoán.

Việc hiệp thương giá đã được giao cho Thứ trưởng khác phụ trách. Ông Long chỉ là người ký quyết định thành lập tổ công tác hiệp thương giá.

Luật sư Trần Nam Long bào chữa cho cựu Bộ trưởng Bộ Y Nguyễn Thanh Long. Ảnh: ANTĐ

Về vấn đề kiểm tra giá hiệp thương, khi ông Long nhận được báo cáo về việc Việt Á đã thay đổi nguyên liệu sản xuất test và ngay lập tức, ông Long đã phê duyệt: “Báo cáo ngay Thứ trưởng Cường để chỉ đạo xử lý theo quy định”. Sau đó, ông Long không nhận được thêm thông tin liên quan đến vấn đề này.

Từ đó, luật sư mong Hội đồng xét xử và đại diện Viện Kiểm sát xem xét bỏ tình tiết tăng nặng là “Phạm tội có tổ chức” vì vụ án chỉ là đồng phạm giản đơn, không có cấu kết chặt chẽ. Về thời điểm nhận tiền, ông Long nhận tiền từ Phan Quốc Việt lần đầu tiên vào tháng 12/2020, lần nhận tiền cuối vào tháng 11/2021. Hai sự kiện này diễn ra sau thời điểm Bộ Y tế cấp phép test xét nghiệm tạm thời, Bộ Tài chính hiệp thương giá lần lượt là 9 tháng và 20 tháng.

Theo luật sư, tại thời điểm việc cấp test tạm thời, chỉ đạo hiệp thương giá và các sự kiện khác diễn ra, bị cáo Long đã thực hiện nhiệm vụ một cách không vụ lợi. Việc bị cáo Phan Quốc Việt đưa tiền là sự cảm ơn sau khi việc kinh doanh sản phẩm test xét nghiệm có lợi nhuận.

Ngoài ra, luật sư cũng trình bày các tình tiết giảm nhẹ cho ông Nguyễn Thanh Long như đã nộp toàn bộ số tiền đã nhận trong giai đoạn điều tra, thể hiện sự ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo.

Tiếp đó, luật sư nêu các thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, ông Long là GS.TS, là bác sỹ, nhà khoa học có nhiều đóng góp trong giai đoạn dịch bệnh. Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế có nhiều cống hiến cho ngành Y tế và đã từng góp phần huy động 35.000 tỷ đồng cho công cuộc phòng chống Covid-19.

Bên cạnh đó, ông Long đang mắc nhiều bệnh hiểm nghèo như rối loạn chứng ngưng thở khi ngủ và mắt trái hầu như mất hẳn thị lực do bệnh bong đáy võng mạc không được chữa trị kịp thời do sang chấn tâm lý, mất ngủ.

Từ những nội dung trên, luật sư mong Hội đồng xét xử cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ đối với ông Nguyễn Thanh Long.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

Đi vào đường cấm như đường cao tốc, vành đai trên cao, đường một chiều,… là hành vi nguy hiểm và vi phạm luật giao thông đường bộ. Thực tế cũng đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, tuy nhiên vẫn có một số người dân ý thức chấp hành luật chưa tốt.

Một tình huống nguy hiểm vừa xảy ra vào ngày 19/11 tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, khi một em nhỏ suýt bị ô tô đâm trúng khi băng qua đường.

Chiều 21-11, lãnh đạo UBND phường Quang Trung, quận Đống Đa xác nhận, trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn, các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt nằm tại nơi có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.