Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết lãnh 21 năm tù
Chiều nay 5/8, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị cáo khác trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Tập đoàn FLC.
Tòa đánh giá cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết là chủ mưu, hưởng lợi phần lớn số tiền gây thiệt hại 4.300 tỷ đồng nên phải chịu mức án nặng nhất 21 năm tù, trong đó 18 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 3 năm tù do Thao túng thị trường chứng khoán.
Cùng bị truy tố hai tội danh trên, các bị cáo: Trịnh Thị Minh Huế (cán bộ ban kế toán Tập đoàn FLC, em gái ruột ông Quyết) lãnh 14 năm tù; Trịnh Thị Thúy Nga (phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán BOS, em gái ruột ông Quyết) bị phạt 8 năm tù; Hương Trần Kiều Dung (phó chủ tịch thường trực HĐQT FLC) lãnh 8 năm 6 tháng tù; Trịnh Văn Đại (phó tổng giám đốc Công ty CP xây dựng FLC Faros, anh họ ông Quyết) lãnh 11 năm tù; Nguyễn Văn Mạnh (nhân viên Công ty FLC Land - em rể ông Quyết, chồng Trịnh Thúy Nga) lãnh 6 năm tù; Trịnh Tuân (cựu giám đốc Công ty FLC Land - cháu họ ông Quyết) lãnh 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Thị Hồng Dung (thợ may - vợ Nguyễn Quang Trung, họ hàng với ông Quyết) lãnh 48 tháng tù.
Ở tội Thao túng thị trường chứng khoán:
Bị cáo Nguyễn Quỳnh Anh (cựu tổng giám đốc Công ty Cổ phần chứng khoán BOS) lãnh 24 tháng tù;
Các bị cáo: Đỗ Thị Huyền Trang (cựu phó phòng kế toán, Tập đoàn FLC - cháu họ ông Quyết); Nguyễn Thị Nga (cựu nhân viên Ban kế toán, Tập đoàn FLC - cháu họ ông Quyết); Trịnh Thị Thanh Huyền (cựu nhân viên Công ty FLC Homes - chị họ ông Quyết); Hoàng Thị Huệ (cựu nhân viên Công ty CP Thương mại và dịch vụ số FLC - cháu họ ông Quyết); Trịnh Văn Nam (cựu nhân viên Công ty CP Hàng không Tre Việt - cháu họ ông Quyết, con trai bị cáo Trịnh Văn Đại) cùng lãnh 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Các bị cáo: Nguyễn Thị Thanh Phương (cựu trưởng phòng dịch vụ chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán BOS); Nguyễn Thị Thu Thơm (cựu phó phòng dịch vụ chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán BOS); Bùi Ngọc Tú (cựu phó phòng dịch vụ chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán BOS) cùng lãnh 20 tháng tù.
Các bị cáo Quách Thị Xuân Thu (cựu kế toán trưởng Công ty CP Chứng khoán BOS); Trần Thị Lan (cựu kế toán trưởng Công ty CP Chứng khoán BOS) cùng lãnh 16 tháng tù.
Bị cáo Nguyễn Quang Trung (lái xe - em rể ông Quyết, chồng bị cáo Nguyễn Thị Hồng Dung), lãnh 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Bị cáo Chu Tiến Vượng (cựu phó Chủ tịch thường trực HĐQT Công ty BOS) lãnh 24 tháng tù.
Ở tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Bị cáo Nguyễn Thiện Phú (cựu phó tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng FLC Faros) lãnh 5 năm tù.
Bị cáo Đỗ Như Tuấn (Cựu tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros) lãnh 7 năm tù.
Bị cáo Đàm Mai Hương (cựu kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng Faros) lãnh 3 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Văn Thanh (cựu trưởng Ban kiểm soát Công ty CP Xây dụng Faros) lãnh 7 năm tù.
Bị cáo Hoàng Thị Thu Hà (Kế toán Công ty TNHH MTV FLC Land - em họ ông Quyết) lãnh 7 năm 6 tháng tù.
Bị cáo Trần Thế Anh (cựu phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC) lãnh 3 năm tù.
Bị cáo Đỗ Quang Lâm (cựu tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros) lãnh 6 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Thanh Bình (cựu phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty RTS - bạn cùng quê ông Quyết) lãnh 6 năm tù.
Bị cáo Lê Thành Vinh (cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros) lãnh 3 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Tiến Dũng (cựu tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros - bạn ông Quyết) lãnh 5 năm tù.
Bị cáo Lê Tân Sơn (cựu phó Chánh Văn phòng, Thư ký Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC) lãnh 3 năm tù.
Các bị cáo Đặng Thị Hồng (cựu phó trưởng Ban Pháp chế, Công ty CP Tập đoàn FLC); Lê Văn Sắc (cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Địa ốc Alaska kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV FLC Land); Trương Văn Tài (nhân viên Văn phòng Công ty CP Tập đoàn FLC - lái xe cho ông Quyết) cùng lãnh 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Bị cáo Nguyễn Bình Phương (cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng FLC Faros lãnh 5 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Minh Điểm (cựu nhân viên hành chính nhân sự Công ty CP Chứng khoán BOS) lãnh 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Tỉnh (cựu chủ tịch Hội đồng thành viên, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội) lãnh 6 năm tù.
Bị cáo Lê Văn Tuấn (kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội) lãnh 5 năm 6 tháng tù.
Các bị cáo: Trịnh Thị Út Xuân (cựu nhân viên Công ty dịch vụ số FLC); Phạm Thanh Hương (kế toán Công ty TNHH Đầu tư Sevin); Phạm Thị Hải Ninh (cựu phó ban đầu tư Tập đoàn FLC) cùng lãnh 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Bị cáo Trần Thị Hạnh (Phó tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán TTP) lãnh 4 năm tù.
Ở tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ:
Bị cáo Trần Đắc Sinh (cựu chủ tịch HĐQT HoSE) lãnh 6 năm 6 tháng tù.
Bị cáo Lê Hải Trà (cựu ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc thường trực HoSE) lãnh 5 năm tù.
Bị cáo Trần Tuấn Vũ (Cựu phó tổng giám đốc, Phó chủ tịch hội đồng niêm yết HoSE) lãnh 5 năm 6 tháng tù.
Bị cáo Lê Thị Tuyết Hằng (Giám đốc phòng quản lý và thẩm định niêm yết HoSE) lãnh 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Ở tội Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán:
Bị cáo Lê Công Điền (cựu vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) lãnh 36 tháng tù.
Bị cáo Dương Văn Thanh (cựu tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam) lãnh 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Bị cáo Phạm Trung Minh (cựu trưởng phòng Đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam) lãnh 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Theo Cáo trạng, vụ án có hơn 30.403 bị hại với số tiền chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng. Sau phần tranh luận của Luật sư, Viện kiểm soát và Hội đồng xét xử xác định lại số bị hại của vụ án là hơn 25.000 bị hại (giảm gần 5000 bị hại). Tại ngày tuyên án, Hội đồng xét xử tuyên xác định thiệt hại của các nhà đầu tư trong vụ án chỉ là 1.783 tỷ và đây là thiệt hại của người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Hội đồng xét xử tuyên xác định thiệt hại của bị hại là hơn 2,5 tỷ, tương ứng thiệt hại của 133 nhà đầu tư đã mua và đang sở hữu cổ phiếu ROS ban đầu. Như vậy, thiệt hại của bị hại (số tiền chiếm đoạt) theo phán quyết của Hội đồng xét xử giảm gần 2000 tỷ so với Cáo trạng.
Hội đồng xét xử đã tuyên án, trong đó có 16 án treo và 4 người được trả tự do tại Toà. Liên quan đến việc xác định Trách nhiệm dân sự trong vụ án, Luật sư Vũ Đặng Hải Yến cho biết: “Bán án rất nhân văn, đã đảm bảo quyền lợi cho bị hại, người có liên quan trong vụ án, đảm bảo khả năng thực hiện của các bị cáo cũng như vẫn đảm bảo cho các doanh nghiệp liên quan có thể hoạt động bình thường, đảm bảo quyền lợi cho cổ đông và nhà đầu tư.”
Ngày 20/9, Công an TP. HCM thông tin đã khởi tố, bắt tạm giam hai đối tượng tham gia tổ chức khủng bố, dự định rải truyền đơn trong ngày Quốc khánh 2/9 nhằm lật đổ chính quyền.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên, Hà Nội, đang xác minh đơn tố giác Lê Thị Bích Ngọc có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 20/9, phiên xét xử đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn hai bước sang phần xét hỏi, làm rõ sai phạm của các bị cáo trong việc thực hiện chủ trương của bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch tập đoàn.
Xe bồn chở xăng đi vào vào đường hỗn hợp dành cho xe mô tô, xe thô sơ trên quốc lộ 5 (Hải Dương) gây tai nạn khiến người đi xe máy chết thương tâm.
Thời gian gần đây, khi các tân sinh viên bắt đầu làm thủ tục nhập học, lợi dụng thời điểm này các đối tượng xấu lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm, chủ quan của các bạn trẻ để gửi các tin nhắn lừa đảo đóng học phí.
Vào rạng sáng 19/9, trên cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng giữa hai xe khách khiến hai người tử vong và nhiều người bị thương.
0