Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời
Công ty tư vấn Kissinger Associates của cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tối 29/11 (sáng 30/11 giờ Hà Nội) thông báo ông đã qua đời.
Ông Henry Kissinger sinh ở Đức vào ngày 27/5/1923. Ông là một nhà ngoại giao có nhiều ảnh hưởng, từng là Cố vấn đặc biệt về an ninh quốc gia của Nhà trắng từ tháng 1/1969 đến tháng 11/1975 và làm ngoại trưởng từ tháng 9/1973 đến tháng 1/1977, dưới hai đời tổng thống Mỹ là Richard Nixon và Gerald Ford. Kissinger để lại nhiều dấu ấn lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước, từng dạy tại Đại học Harvard, là nhà ngoại giao có tài, khá hiểu biết về Việt Nam.
Từ năm 1969, ông Henry Kissinger là người đã từng gặp ông Lê Đức Thọ - lúc đó là cố vấn đặc biệt cho Trưởng đoàn ngoại giao Xuân Thủy đàm phán căng thẳng tại Paris để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, nhưng rơi vào bế tắc. Để tháo gỡ, Mỹ và Hà Nội sắp xếp kênh bí mật cho cuộc gặp của hai ông Lê Đức Thọ và Kissinger.
Ngày 23/1/1973, hiệp định Paris được ký tắt. Sau khi hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký ngày 27/1/1973, hai ông Lê Đức Thọ và Kissinger được trao giải Nobel Hòa bình.
Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger được coi là nhà ngoại giao tài ba của nước Mỹ. Vì vậy bất kể đời tổng thống nào nhậm chức đều không bỏ qua cơ hội tham vấn ông về quan hệ giữa nước Mỹ với các quốc gia trên khắp thế giới. Riêng đối với Việt Nam ông có nhiều sự liên quan đặc biệt vì từng tham gia hoạch định chính sách và đại diện cho Mỹ trong suốt quá trình đàm phán hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh và hậu chiến tranh Việt Nam.
Ông nói: Với người Mỹ nói riêng và thế giới nói chung dân tộc Việt Nam là một dân tộc đặc biệt - họ (Việt Nam) là một dân tộc nhỏ bé, nghèo nàn nhưng lại có một lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm mà bất kể một dân tộc nào trên thế giới cũng chưa từng phải trải qua - kiên cường, bất khuất, thông minh, chịu đựng, cần cù, gan dạ, anh dũng, nhân đạo và thân thiện là tất cả những gì đều có ở dân tộc này - vì vậy nếu nước Mỹ hôm nay và mai sau cần một lời khuyên về quan điểm ngoại giao của Mỹ với Việt Nam thì nên suy nghĩ đến những điều đặc biệt quan trọng.
Trong suốt cuộc đời, Kissinger là người tích cực hoạt động chính trị. Kể cả khi không còn đảm nhận các vị trí trong chính quyền, ông vẫn tham dự rất nhiều cuộc họp lớn nhỏ ở Nhà Trắng. Trong hoạt động của mình, ông khá nhất quán với chính sách “Realpolitik” - được hiểu là chủ nghĩa thực dụng, hay chính trị thực dụng. "Sẽ là tốt nhất nếu quyền lực là chính danh, tức được thừa nhận" - Kissinger đã áp dụng quan điểm này của mình vào hoạt động ngoại giao cho Mỹ và củng cố cho quan điểm rằng, hoà bình hay xung đột trong thế giới này phụ thuộc phần lớn vào sự tương tác giữa các nước lớn. Một trong những cuộc "tái kiến trúc'' đó là sự chuyển dịch của bàn cờ thế giới khi Kissinger góp phần vào việc định hình lại quan hệ ngoại giao của Mỹ - Trung Quốc, Mỹ - Liên Xô.
Kissinger cũng là tác giả của nhiều cuốn sách. Ông từng viết một cuốn sách về phong cách lãnh đạo và là đồng tác giả của một cuốn sách về trí tuệ nhân tạo (AI) xuất bản hồi năm 2021 có tên "The Age of AI: And Our Human Future" (Thời đại của AI: Và tương lai loài người của chúng ta) trong đó cảnh báo các chính phủ nên chuẩn bị cho những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến công nghệ này.
Bên cạnh những ghi nhận của thế giới về vai trò ngoại giao của mình, Henry Kissinger cũng từng bị lên án vì những hành động có thể được xem “tội ác” như việc đứng đằng sau kế hoạch ném bom vào miền Bắc Việt Nam năm 1972 nhằm tìm kiếm con đường cho sự rút lui trong danh dự sau khi đã nhận thấy thất bại không tránh khỏi của Mỹ ; hay như việc có vai trò hỗ trợ củng cố chế độ độc tài của Pinochet, lật đổ chính phủ dân cử của Allende ở Chile...
Kissinger hoạt động ngoại giao đến tận những năm cuối đời, tham dự các cuộc họp ở Nhà Trắng, xuất bản cuốn sách về phong cách lãnh đạo và điều trần trước ủy ban Thượng viện về vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Ông đã có chuyến thăm bất ngờ tới Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 7.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố đã chọn ông Kennedy Jr, nhà hoạt động từng phản đối mạnh mẽ vắc xin, làm người đứng đầu Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
Argentina đang đối mặt với tình trạng lạm phát trầm trọng, khi đồng peso liên tục mất giá và giá cả trong nước tăng cao. Điều này đã tạo ra một xu hướng bất ngờ, đó là người dân đổ xô sang Chile mua sắm để tiết kiệm chi phí.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên bố chọn ông Robert F. Kennedy Jr., một nhà hoạt động vì môi trường làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, cơ quan y tế hàng đầu của Mỹ.
Tòa án thương mại Paris đã yêu cầu Google tại Mỹ, Ireland và Pháp dừng dự án chặn một số bài viết trên các phương tiện truyền thông khỏi kết quả tìm kiếm. Mức phạt nếu không tuân thủ phán quyết này lên tới 300.000 euro cho mỗi bên.
Iran cảnh báo sẽ lập tức có biện pháp đáp trả nếu Hội đồng thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) can thiệp vào chương trình hạt nhân của nước này.
Một chiếc vòng cổ đính kim cương, được cho là có thể liên quan cố Hoàng hậu Pháp Marie Antoinette, vừa được bán với giá 4,2 triệu francs, tương đương hơn 122 tỷ đồng trong phiên đấu giá tại Geneva, Thụy Sĩ.
0