Cứu sống bé trai sinh non bị thủng ruột

Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã cứu sống một bé trai sinh non yếu chỉ nặng 800 gram, bị viêm phúc mạc sơ sinh do thủng ruột hồi tràng.

PGS.TS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: "Đây là một trường hợp đặc biệt, mẹ bầu song thai vỡ ối khi thai mới 29 tuần. Do vỡ ối non nên một cháu nặng 1300g, còn một cháu chỉ nặng 800 gam và phải thở máy ngay sau sinh. Đến ngày thứ 5 cháu bị thủng ruột, viêm phúc mạc tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng".

Bé đã được các bác sĩ Trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương hồi sức tích cực. Sau hội chẩn liên viện các bác sĩ quyết định phẫu thuật hy vọng cứu sống cháu mặc dù trẻ  trọng lượng thấp và tình trạng nặng.

Trẻ đã được chuyển sang Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phẫu thuật cấp cứu, rửa sạch ổ bụng, dẫn lưu lỗ thủng ruột cuối hồi tràng ra ngoài. Sau khi phẫu thuật trẻ tiếp tục được hồi sức tại Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

PGS.TS Nguyễn Việt Hoa – Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đang thăm khám cho trẻ.

Sau 2 tháng bé được ra viện với cân nặng là 2,4kg, sau 5 tháng trẻ được 4kg. Giữa tháng 1/2023, cháu được gia đình đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đóng hai đầu ruột lại. Sau phẫu thuật 5 ngày cháu đã ăn được sữa.

5 ngày sau khi phẫu thuật đóng hai đầu ruột, trẻ đã ăn được sữa.

"Với một cháu bé sinh đôi, thai 29 tuần, cân nặng chỉ 800 gam, để nuôi được đã rất khó, cháu lại bị biến chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng của các cháu sơ sinh non yếu đó là viêm phúc mạc do thủng ruột. Trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ không những đảm bảo thông khí, huyết áp, nhịp tim mà còn phải đảm bảo giữ thân nhiệt để không bị tụt nhiệt độ cơ thể trong suốt quá trình phẫu thuật, là nguy cơ gây tử vong sau phẫu thuật" - PGS.TS Nguyễn Việt Hoa chia sẻ.  

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Y tế vừa yêu cầu duy trì công tác tiêm vắc xin sởi và vắc xin sởi - rubella cho trẻ, bảo đảm không bỏ sót đối tượng.

Bé gái 7 tuổi ở huyện Đan Phượng là người mắc rubella đầu tiên trên địa bàn Hà Nội trong năm 2024. Bé gái này đã được tiêm chủng hai mũi vắc xin phòng bệnh rubella.

Để việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế bảo đảm nhanh, đúng các quy định của pháp luật, các bệnh viện vẫn đang đợi hướng dẫn chi tiết từ các bộ, ngành liên quan như Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư.

Kobayashi - hãng dược phẩm có trụ sở tại Osaka, Nhật Bản, đã thu hồi thực phẩm chức năng của hãng khiến hai người tử vong và hơn 100 người nhập viện.

Đang ăn tối tại một nhà hàng tại Đà Nẵng, nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, gã quỵ xuống đất, mất ý thức, nữ điều dưỡng A9 Bệnh viện Bạch Mai đã kịp thời tiếp cận, ép tim cấp cứu người bệnh. Nhờ nắm bắt được "thời điểm vàng" cô đã cứu sống được vị khách du lịch.

Theo Bộ Y tế, khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi trên người có nguồn gốc từ động vật. Với bệnh lây truyền từ động vật, khó kiểm soát nguồn lây, khó khăn cho công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh.